Trà hoa cúc là thức uống được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Những tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe là không thể phủ nhận, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hiểu rõ những công dụng và cách sử dụng sao cho hợp lý.
Trà hoa cúc là gì?
Trà hoa cúc là một loại thức uống được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng sử dụng vào mùa Hè nhằm thanh nhiệt cơ thể và giải khát. Trà hoa cúc cũng là một thức uống mang đầy thi vị, thanh tao trong văn hóa trà đạo của người Việt Nam.
Các loại trà hoa cúc ban đầu có nguyên liệu chính là hoa cúc, sau đó chiết xuất thêm các loại thảo mộc khô, các loại quả khô như táo đỏ, kỷ tử,… Các nguyên liệu để làm trà hoa cúc đều có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể vô cùng tuyệt vời.
Các chuyên gia sức khỏe cũng khẳng định rằng trong trà hoa cúc có một hoạt chất tên là Flavonoid có công dụng đặc biệt giúp cải thiện và tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng của hệ thần kinh, đồng thời có công dụng ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, trong hoa cúc cũng có hàm lượng Protein và chất béo thực vật, các loại Vitamin như Vitamin A, E, C, K, Axit Folic, Carbohydrate, và nhiều loại hợp chất, khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Trà hoa cúc có tác dụng gì?
Tác dụng của trà hoa cúc trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong trà hoa cúc có chứa hàm lượng Flavonoid vô cùng dồi dào giúp cải thiện hệ tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc chứng bệnh đau tim, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, Flavonoid cũng được chứng minh có công dụng chống Oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, tăng cường khả năng hấp thụ Vitamin C cho cơ thể, từ đó giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm thiểu tình trạng Stress oxi hóa.
Công dụng của trà hoa cúc giúp cải thiện giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi, cải thiện tinh thần và nâng cao khả năng tập trung làm việc vào ban ngày. Trong trà hoa cúc có nhiều thành phần quan trọng có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ.
Với thành phần nguyên liệu đều từ thiên nhiên, việc sử dụng trà hoa cúc để cải thiện giấc ngủ hoàn toàn lành tính, không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào so với việc sử dụng các loại thuốc an thần.
Trà hoa cúc cải thiện hệ tiêu hóa
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiêu hóa nếu ăn uống những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể chúng ta sẽ rất mệt mỏi, thường xuyên bị đầy bụng, ợ hơi, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
Sử dụng trà hoa cúc là một cách thích hợp để giảm thiểu và điều trị chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất Chamolile có công dụng làm giảm triệu chứng co thắt hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích gây ra do tình trạng căng thẳng, lo âu, đi ngoài nhiều lần nên sử dụng trà hoa cúc. Các hoạt chất có chứa trong trà hoa cúc có công dụng giúp xoa dịu lớp niêm mạc của ruột và dạ dày, kích thích quá trình tiêu hóa. Vì thế, bổ sung trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh về tiêu hóa.
Tác dụng của trà hoa cúc trong việc thanh nhiệt, giải độc gan
Công dụng của trà hoa cúc giải độc gan và thanh lọc cơ thể đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu. Vì thế, sử dụng trà hoa cúc giúp điều trị và giảm thiểu mụn nhọt, loại bỏ các loại độc tố trong gan. Để phát huy tối đa công dụng thanh lọc và giải nhiệt cơ thể, trà hoa cúc sẽ được kết hợp thêm với một số các thảo mộc khác như Kim Ngân hoa, Bồ Công Anh,…
Tác dụng trà hoa cúc giúp chống lão hóa
Trong trà hoa cúc có chất chống Oxy hóa vô cùng dồi dào, đồng thời hoa cúc cũng mang tính ôn, vì thế có công dụng tuyệt vời giúp chị em chống lại quá trình lão hóa, cải thiện làn da. Các hoạt chất chống Oxy hóa trong trà hoa cúc sẽ giúp sản sinh ra các tế bào mới cho làn da, từ đó giúp làn da trở nên mịn màng, se khít, giảm thiểu tình trạng nám hoặc tàn nhang.
Trà hoa cúc có công dụng cân bằng đường huyết cho cơ thể
Những bệnh nhân bị tiểu đường thường được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng trà thảo mộc hoa cúc bởi loại trà này có công dụng ổn định Insulin và Glucose trong máu cực kỳ tốt. Trong khi đó, đối với những người khỏe mạnh bình thường, sử dụng trà hoa cúc sẽ giúp hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng của trà hoa cúc giúp trị cảm lạnh
Trà hoa cúc có công dụng đặc biệt trong việc điều trị cảm lạnh. Khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, bạn hãy uống ngay một tách trà hoa cúc nóng để giảm thiểu triệu chứng nhé.
Bên cạnh đó, hoạt chất Chamolile trong trà hoa cúc cũng có công dụng giảm bớt tình trạng ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Cách uống trà hoa cúc để đạt được hiệu quả tốt nhất
Như chúng ta đã biết trà hoa cúc có nhiều công dụng đặc biệt không thể phủ nhận đối với sức khỏe. Tuy nhiên, có những người sử dụng trà hoa cúc để uống lại gặp phải một số triệu chứng như đầy bụng, chóng mặt, buồn nôn. Nhưng theo các chuyên gia, đây hoàn toàn không phải là tác dụng phụ của trà hoa cúc, thay vào đó có thể người dùng chưa biết sử dụng trà hoa cúc với liều lượng phù hợp.
Để phát huy tối đa công dụng của trà hoa cúc, người dùng cần sử dụng một cách khoa học và hợp lý để cơ thể có thể hấp thu và tiếp nhận các dưỡng chất. Cụ thể, trà hoa cúc nếu được dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ phát huy tối đa công dụng. Ngoài ra, việc dùng trà hoa cúc với các loại bánh ngọt, hoặc bữa sáng nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Chưa dừng lại ở đó, một ngày chúng ta chỉ nên dùng tối đa 3 ly trà hoa cúc là đủ để cải thiện sức khỏe và đem lại cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào. Thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức trà hoa cúc đó là vào sáng sớm sau khi thức dậy, buổi trưa sau bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Những cách pha trà hoa cúc thơm ngon bổ dưỡng nhất
Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta khởi đầu một ngày mới bằng việc nhâm nhi một vài lát bánh quy cùng một tách trà hoa cúc thơm mát. Hương vị ngọt ngào của bánh quy xen lẫn một chút vị đặc biệt của trà hoa cúc sẽ khiến chúng ta chẳng thể nào quên. Vậy cách pha trà hoa cúc như thế nào, chúng ta cùng tiếp tục theo dõi nhé!
Cách làm trà hoa cúc truyền thống
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– 200 ml nước đun sôi từ 90 đến 100 độ
– Hoa cúc khô từ 5 đến 7 bông
Bước 2: Cách chế biến
Cho toàn bộ hoa cúc đã chuẩn bị vào trong bình trà hoặc bình giữ nhiệt.
Đổ 1 ít nước sôi vào bình để tráng qua hoa cúc, sau đó đổ nước đó đi.
Sau đó đổ khoảng 200ml nước sôi vào trong bình và đợi từ 3 đến 5 phút là có thể sử dụng.
Cách pha trà hoa cúc mật ong
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– 10g trà hoa cúc
– 200ml nước đun sôi
– 10ml mật ong
Bước 2: Cách chế biến
Cho trà hoa cúc vào bình trà hoặc bình giữ nhiệt sau đó cho một ít nước sôi vào để tráng bình và tráng trà hoa cúc.
Sau đó cho 200ml nước đun sôi đã chuẩn bị để đổ vào bình trà.
Đợi 2 phút sau cho thêm 10ml mật ong đã chuẩn bị vào và đợi khoảng 5 phút để nguyên liệu ngấm đều vào với nhau là được.
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– 3 gam trà hoa cúc sấy khô
– 5ml mật ong nguyên chất
– 250ml nước sôi
– 2-3 lá cỏ ngọt khô
– Một lượng vừa đủ kỷ tử và táo đỏ thái lát
Bước 2: Cách chế biến
Cho trà hoa cúc vào bình sau đó cho một lượng nước sôi vào để tráng bình và hoa
Sau đó cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ, cỏ ngọt vào ấm sau đó cho 250ml nước sôi đã chuẩn bị vào rồi đậy nắp ấm lại.
Sau khoảng 2-3 phút thì cho toàn bộ lượng mật ong đã chuẩn bị vào ấm rồi tiếp tục đợi thêm 3 phút là có thể thưởng thức rồi.
Lưu ý: Để tăng thêm hương vị cho trà hoa cúc, các bạn có thể sử dụng nước ion kiềm tạo bởi các dòng máy lọc nước ion kiềm khi pha trà. Nước ion kiềm với phân tử nước siêu nhỏ sẽ nhanh chóng thẩm thấu và giải phóng các chất có trong trà, từ đó giúp hương vị trà thêm thơm ngon hơn.
Một số tác dụng phụ của trà hoa cúc
Mặc dù trà hoa cúc có công dụng thanh lọc cơ thể và giải nhiệt một cách hiệu quả, nhưng loại trà này có thể tạo ra một vài tác dụng phụ đối với một số người. Dưới đây là một số tác dụng phụ của trà hoa cúc:
Mẩn đỏ, kích ứng da
Một số người khi sử dụng trà hoa cúc có thể bị mẩn đỏ hoặc kích ứng da, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này là do hoạt chất Alantolactone có chứa trong trà hoa cúc.
Buồn nôn, khó tiêu
Tình trạng buồn nôn, khó tiêu khi sử dụng trà hoa cúc thường xuất hiện khi chúng ta uống trà vào lúc đói. Vì trà hoa cúc có công dụng làm giảm đường huyết, nên nếu sử dụng khi đó thì lượng đường huyết sẽ xuống dưới mức cho phép. Điều này khiến cơ thể gặp triệu chứng buồn nôn, choáng váng, khó tiêu. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng trà hoa cúc khi đói.
Khiến bệnh hen suyễn trầm trọng hơn
Những ai không nên uống trà hoa cúc? Câu trả lời đó là những người có triệu chứng hen suyễn hoặc mắc bệnh hen suyễn. Bởi vì trong hoa cúc có chứa một số loại chất gây kích thích cơn ho, nên những người mắc bệnh hen suyễn được khuyến cáo hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng trà hoa cúc.
Phản ứng với thuốc
Trà hoa cúc được chứng minh có khả năng phản ứng lại với các loại thuốc chống đâu máu như Clopidogrel hay Heparin,… Chúng có thể làm giảm tác dụng điều trị bệnh, đồng thời gia tăng những nguy cơ hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Như vậy, trà hoa cúc quả thực có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, chúng ta nên sử dụng trà hoa cúc với một liều lượng phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Chúc các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe toàn diện. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, các bạn có thể truy cập vào website: Vitamia.com.vn hoặc liên hệ tới số hotline: 056.919.8888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.