Nguồn nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, vì nước phục vụ cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm và hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật và quy định pháp luật về một nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn, đặc biệt là khi ô nhiễm môi trường hiện nay đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp các quy định và thông số kỹ thuật về tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Vitamia.com.vn sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về đặc tính và chất lượng của nguồn nước để có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT
Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT để ban hành các quy chuẩn về nước sạch được dùng trong sinh hoạt. Ban hành kèm theo Thông tư này là tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT, nội dung cụ thể như sau:
Quy chuẩn này được ban hành nhằm giới hạn các thông số để xác định chất lượng của nước. Nếu nước được sử dụng trong sinh hoạt đáp ứng được các thông số đó, thì nước đó sẽ được coi là nước sạch đạt chuẩn. Các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch (những đơn vị cấp nước sạch) và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra hay giám sát chất lượng nước sạch đều phải tuân theo quy chuẩn này để xác định chất lượng của nước.
Tuy nhiên quy chuẩn này lại không được áp dụng đối với các loại nước:
– Nước uống trực tiếp tại vòi
– Nước đóng bình
– Nước đóng chai
– Nước sản xuất ra từ các bình lọc nước
– Nước ở trong các hệ thống nước lọc
– Và các loại nước không được dùng cho mục đích sinh hoạt.
Các tiêu chuẩn nước sinh hoạt sạch mà bạn cần biết
Nước sạch trong sinh hoạt là loại nước đã được xử lý để đảm bảo chất lượng của nước đáp ứng các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 (Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép) theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT. Nước sạch này được sử dụng để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh của con người.
Các thông số này được thể hiện theo bảng dưới đây:
TT | Tên thông số | Đơn vị tính | Ngưỡng giới hạn cho phép |
Các thông số nhóm A | |||
Thông số vi sinh vật | |||
1 | Coliform | CFU/100 mL | <3 |
2 | E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt | CFU/100 mL | <1 |
Thông số cảm quan và vô cơ | |||
3 | Arsenic (As) | mg/L | 0.01 |
4 | Clo dư tự do | mg/L | Trong khoảng 0.2 – 1.0 |
5 | Độ đục | NTU | 2 |
6 | Màu sắc | TCU | 15 |
7 | Mùi, vị | – | Không có mùi, vị lạ |
8 | pH | – | Trong khoảng 6.0 – 8.5 |
Các thông số nhóm B | |||
Thông số vi sinh vật | |||
9 | Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) | CFU/100mL | <1 |
10 | Trực khuẩn mủ xanh (Ps.Aeruginosa) | CFU/100mL | <1 |
Thông số vô cơ | |||
11 | Amoni (NH3 và NH4 + tính theo N) | mg/L | 0.3 |
12 | Antimon (Sb) | mg/L | 0.02 |
13 | Bari (Bs) | mg/L | 0.7 |
14 | Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) | mg/L | 0.3 |
15 | Cadmi (Cd) | mg/L | 0.003 |
16 | Chì (Plumbum) (Pb) | mg/L | 0.01 |
17 | Chỉ số pecmanganat | mg/L | 2 |
18 | Chloride (CL-) | mg/L | 250 (hoặc 3000) |
19 | Chromi (Cr) | mg/L | 0.05 |
20 | Đồng (Cuprum) (Cu) | mg/L | 1 |
21 | Độ cứng, tính theo CaCO3 | mg/L | 300 |
22 | Fluor (F) | mg/L | 1.5 |
23 | Kẽm (Zincum) (Zn) | mg/L | 2 |
24 | Mangan (Mn) | mg/L | 0.1 |
25 | Natri (Na) | mg/L | 200 |
26 | Nhôm (Aluminium) (Al) | mg/L | 0.2 |
27 | Nickel (Ni) | mg/L | 0.07 |
28 | Nitrat (NO3- tính theo N) | mg/L | 2 |
29 | Nitrit (NO2- tính theo N) | mg/L | 0.05 |
30 | Sắt (Ferrum) (Fe) | mg/L | 0.3 |
31 | Seleni (Se) | mg/L | 0.01 |
32 | Sunphat | mg/L | 250 |
33 | Sunfua | mg/L | 0.05 |
34 | Thủy Ngân (Hydragyrum) (Hg) | mg/L | 0.001 |
35 | Tổng chất rắn hòa tan (TDS) | mg/L | 1000 |
36 | Xyanua (CN-) | mg/L | 0.05 |
Thông số hữu cơ | |||
a. Nhóm Alkan clo hóa | |||
37 | 1,1,1 – Tricloroetan | µg/L | 2000 |
38 | 1,2 – Dicloroetan | µg/L | 30 |
39 | 1,2 – Dicloroeten | µg/L | 50 |
40 | Cacbontetraclora | µg/L | 2 |
41 | Diclorometan | µg/L | 20 |
42 | Tetracloroeten | µg/L | 40 |
43 | Tricloroeten | µg/L | 20 |
44 | Vinyl clorua | µg/L | 0.3 |
b. Hydrocacbua thơm | |||
45 | Benzen | µg/L | 10 |
46 | Etylbenzen | µg/L | 300 |
47 | Phenol và dẫn xuất của Phenol | µg/L | 1 |
48 | Styren | µg/L | 20 |
49 | Toluen | µg/L | 700 |
50 | Xylen | µg/L | 500 |
c. Nhóm Benzen Clo hóa | |||
51 | 1,2 – Diclorobenzen | µg/L | 1000 |
52 | Monoclorobenzen | µg/L | 300 |
53 | Triclorobenzen | µg/L | 20 |
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp | |||
54 | Acrylamide | µg/L | 0.5 |
55 | Epiclohydrin | µg/L | 0.4 |
56 | Hexacloro butadien | µg/L | 0.6 |
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật | |||
57 | 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan | µg/L | 1 |
58 | 1,2 – Dicloropropan | µg/L | 40 |
59 | 1,3 – Dichloropropen | µg/L | 20 |
60 | 2,4 – D | µg/L | 30 |
61 | 2,4 – DB | µg/L | 90 |
62 | Alachlor | µg/L | 20 |
63 | Aldicarb | µg/L | 10 |
64 | Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazine | µg/L | 100 |
65 | Carbofuran | µg/L | 5 |
66 | Chlorpyrifos | µg/L | 30 |
67 | Clodane | µg/L | 0.2 |
68 | Clorotoluron | µg/L | 30 |
69 | Cyanazine | µg/L | 0,6 |
70 | DDT và các dẫn xuất | µg/L | 1 |
71 | Dichloprop | µg/L | 100 |
72 | Fenoprop | µg/L | 9 |
73 | Hydroxyatrazine | µg/L | 200 |
74 | Isoproturon | µg/L | 9 |
75 | MCPA | µg/L | 2 |
76 | Mecoprop | µg/L | 10 |
77 | Methoxychlor | µg/L | 20 |
78 | Molinate | µg/L | 6 |
79 | Pendimetalin | µg/L | 20 |
80 | Permethrin | µg/L | 20 |
81 | Propanil | µg/L | 20 |
82 | Simazine | µg/L | 2 |
83 | Trifuralin | µg/L | 20 |
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ | |||
84 | 2,4,6 – Triclorophenol | µg/L | 200 |
85 | Bromat | µg/L | 10 |
86 | Bromodichloromethane | µg/L | 60 |
87 | Bromoform | µg/L | 100 |
88 | Chloroform | µg/L | 300 |
89 | Dibromoacetonitrile | µg/L | 70 |
90 | Dibromocholoromethane | µg/L | 100 |
91 | Dichloroacetonitrile | µg/L | 20 |
92 | Dichloroacetic acid | µg/L | 50 |
93 | Formaldehyde | µg/L | 900 |
94 | Monochloramine | µg/L | 3.0 |
95 | Monochloroacetic acid | µg/L | 20 |
96 | Trichloroacetic acid | µg/L | 200 |
97 | Trichloroaxetonitril | µg/L | 1 |
Thông số nhiễm xạ | |||
98 | Tổng hoạt độ phóng xạ a | Bq/L | 0.1 |
99 | Tổng hoạt độ phóng xạ b | Bq/L | 1.0 |
Theo bảng trên thì:
Theo quy định, tất cả các đơn vị cấp nước (bao gồm các tổ chức và cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước) phải thực hiện các thử nghiệm để đảm bảo rằng nước được cấp đáp ứng các thông số chất lượng nước sạch ở nhóm A. Đối với nhóm A, các đơn vị cấp nước phải thực hiện các thử nghiệm định kỳ không ít hơn 1 lần mỗi tháng.
Đối với các thông số chất lượng nước sạch nằm trong nhóm B, khi thực hiện thử nghiệm các thông số này phải tuân theo quy chuẩn của từng địa phương (do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định). Các địa phương sẽ căn cứ vào các thông số đặc thù và điều kiện cụ thể của mỗi địa phương để đưa ra quy chuẩn cụ thể cho địa phương của mình. Đối với nhóm B, các đơn vị cấp nước cần thực hiện thử nghiệm định kỳ không ít hơn 1 lần mỗi 6 tháng.
Nước sinh hoạt nên có độ pH trong khoảng 6,5 – 8,5. Đây là khoảng pH tương đối trung tính và an toàn cho sức khỏe con người. Sử dụng máy nước ion kiềm giúp làm giàu các khoáng chất kiềm trong nước và điều chỉnh độ pH của nước ở mức an toàn.
– Những trường hợp phải thử nghiệm toàn bộ thông số ở cả nhóm A và B gồm:
+ Trước khi đơn vị cấp nước vận hành lần đầu tiên
+ Sau khi đơn vị cấp nước có các hoạt động liên sửa chữa hay nâng các các máy móc thiết bị trong hệ thống máy móc sản xuất nước
+ Khi xảy ra những sự cố về môi trường gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt sạch
+ Khi nhận thấy có sự rủi ro trong quá trình sản xuất
+ Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi nhận thấy có rủi ro
+ Định kỳ 3 năm 1 lần
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt dựa vào thông tư của Bộ Y Tế ban hành, Vitamia chúc bạn có được nguồn nước sạch chuẩn!