Bệnh gout là một loại bệnh thường gặp ở nam giới nước ta, chính vì vậy để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài. Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới của VITAMIA để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Cơ chế của bệnh gout
Bệnh gout là loại bệnh sinh ra do rối loạn chuyển hóa béo phù, lipid hay rối loạn tiểu đường. Ở nước ta, căn bệnh này ngày càng có xu hướng tăng nhanh và phát triển. Cơ chế của bệnh là do tăng axit uric trong máu (> 420mol/l đối với nam và >360mol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp ; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối hình thành hạt tophy…)
Tuy nhiên, nếu acid uric máu bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán và ngược lại nếu acid uric máu cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng không chẩn đoán Gout. Không dùng acid uric làm tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định mà chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi trong điều trị.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout
Thể cấp tính: Đột ngột thấy sưng, đau, nóng, đỏ dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái hoặc các khớp khác (ít hơn) như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay. Cơn đau có thể sau một một bữa ăn thịnh soạn, một chấn thương hay sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn, sau dùng thuốc (aspirin, lợi tiểu…) hoặc sau khi điều trị ung thư (hóa chất, tia xạ), đau kéo dài 5 đến 7 ngày, có thể tự khỏi hoặc khỏi nhanh hơn khi điều trị bằng colchicin hay các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid khác. Toàn thân có sốt nhẹ, mệt mỏi. Xét nghiệm có thể thấy acid uric máu tăng cao nhưng cũng có trường hợp không tăng, điều này làm cho nhiều thầy thuốc lâm sàng dễ bỏ qua bệnh.
Thể mạn tính: Nếu bệnh gout không điều trị cũng như có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ dẫn đến việc axit uric tăng cao. Việc tăng acid uric kéo dài gây lắng đọng ở các cơ quan tổ chức gây nổi các u cục (hạt tophi; viêm khớp mạn tính dần gây biến dạng khớp, sỏi tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận, tăng huyết áp, viêm gân, viêm túi thanh dịch…). Xét nghiệm axid uric máu bao giờ cũng tăng, có tổn thương xương khớp trên hình ảnh XQ.
Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh gout
Tránh:
- Tránh uống rượu, bia.
- Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
- Loại bỏ tất cả các loại đồ chua lên men (dưa muối, cà muối …), các loại nấm, măng, giá đỗ
- Loại bỏ tất cả các loại đồ uống có gas
- Các thực phẩm chiên xào nhiều, nên thay thế dầu ăn hiện tại bằng dầu oliu hoặc các loại dầu mè ép tự nhiên
- Tránh đi giày quá chật
Nên:
- Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm: khoảng 2 lít/ngày. Các loại nước kiềm có thể tìm thấy trên thị trường hiện nay là nước khoáng Lavie, nước Ion Life, nước kangen alkaline.
- Nên ăn các loại: Dưa leo, củ sắn (củ đậu), cần tây rất tốt cho bệnh gout, mấy món này nên ép nước uống để dùng được lượng nhiều
- Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ
- Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng (thịt gia cầm bỏ da, cá đồng)
Sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ điều trị
Sử dụng các sản phẩm từ Siberian: Đây là các sản phẩm đặc biệt sẽ giúp bạn đẩy nhanh các cặn bã, độc tố và đặc biệt là Acid Uric ra khỏi ổ khớp, ra khỏi cơ thể và giúp quá trình trao đổi chất cân bằng trở lại, từ đó đưa cơ thể bạn trở về trạng thái hoàn nguyên ban đầu, khoẻ khoắn và trẻ trung, vì thế mà các triệu chứng Gout sẽ hết. Hơn thế nữa các sản phẩm này có xuất xứ hoàn toàn từ thiên nhiên rất tốt và an toàn cho cơ thể.
Các thuốc chống viêm: Colchicin hay bị ỉa chảy; các thuốc chống viêm không steroid khác (Voltazen, Piroxicam, Meloxicam, Etoricoxib…) khi không có loét dạ dày hành tá tràng; dùng corticoid phải theo chỉ định của bác sĩ.
Và sử dụng các loại thuốc khác để giảm axit uric theo chỉ định của bác sĩ như: thuốc giảm sản xuất acid uric (Allopurinol – Zyloric), Febuxostat (hiện nay ở Việt Nam có dạng kết hợp với tam thất và cao đan sâm có tên là: Forgout), chú ý thuốc hay gây dị ứng. Thuốc tăng bài tiết qua thận (Probenecid). Các thuốc này chỉ dùng khi bệnh nhân đã hết viêm khớp cấp.
Người bệnh gout là khi hết cơn cấp thì tự ngừng điều trị thì nguy cơ acid uric máu tăng cao, bệnh tiến triển dần thành mạn tính để lại những biến chứng nặng nề ở khớp, thận và các cơ quan khác. Vì vậy để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài