Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ người sử dụng. Nước được dùng trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, nếu không đảm bảo được vệ sinh an toàn thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Từ đó, để xử lý nước bị ô nhiễm, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp an toàn với hiệu quả tối ưu nhất. Vậy, đó là những phương pháp nào? Cùng theo chân Vitamia đi tìm giải pháp cho mình ở bài viết chi tiết dưới đây.
Xử lý nước với phương pháp lắng kết hợp phương pháp keo tụ
Nguyên lý chính khi thực hiện phương pháp lắng nước chính là sử dụng trọng lực với mục đích loại bỏ được những hạt vật chất ở thể rắn tồn tại trong nước. Trong vấn đề xử lý nước ăn uống hàng ngày, để nâng cao thêm hiệu quả của giải pháp này, thường người ta sẽ chuẩn bị và kết hợp chung với phương pháp keo tụ.
Keo tụ được hiểu là quá trình liên kết hoặc quá trình keo tụ lại các hạt rắn còn lơ lửng ở trong nước. Chúng được liên kết lại với nhau và trở thành những hạt rắn có kích thước lớn hơn. Như vậy, trọng lượng của chúng cũng sẽ tăng lên và lắng lại xuống dưới bể nước. Chất keo tụ sử dụng trong quá trình xử lý nguồn nước an toàn thường là những loại muối nhôm, muối hoặc hoặc có thể là các hạt polymer nhân tạo.
Khi hoàn thành quá trình keo tụ, những bông cặn với kích thước vừa đủ lớn sẽ được hình thành. Từ đó, quá trình lắng cặn tự nhiên sẽ từ từ diễn ra.
Phương pháp lọc nước sạch đơn giản
Có rất nhiều những thiết bị chuyên dụng để xử lý nước bằng phương pháp lọc. Thông qua phương pháp này, các loại hạt vật chất tồn tại ở trong nước sẽ được loại bỏ. Các loại hạt vật chất này gồm có: đất sét, các hạt phù sa, loại hạt hữu cơ hoặc các cặn lắng. Phương pháp này sẽ giúp cho nguồn nước trở nên trong hơn, đồng thời hỗ trợ tăng hiệu quả của quá trình khử trùng nguồn nước.
Lọc nước tự nhiên
Đây là phương pháp lọc và xử lý nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất từ xưa đến nay. Quá trình lọc nước tự nhiên được thực hiện hết sức đến giản. Vật dụng chủ yếu được sử dụng khi lọc nước là đất. Khi nguồn nước thấm và chảy dần qua lớp đất này, những chất bẩn ở trong nước sẽ bị giữ lại. Nguồn nước ngầm chính là kết quả của quá trình lọc tự nhiên khi nước mưa thấm qua đất.
Lọc nước bờ sông hoặc bờ suối
Bên cạnh phương pháp lọc tự nhiên thì lọc bờ sông bờ suối cũng được rất nhiều người tận dụng. Giải pháp này luôn xuất hiện những tác động qua lại giữa hai yếu tố là nước tự nhiên ở trên bề mặt và mạch nước ngầm.
Khi dòng sông đầy nước, một phần trong đó sẽ được tích trữ lại ở trong lòng đất ở ngay tại khu vực bờ sông và những khu vực đồng bằng bị ngập lũ. Khi mực nước này giảm xuống thì nguồn nước lưu trữ ở trên các bờ sông sẽ chảy ngược và trả lại vào.
Người ta tận dụng hiện nước này để chuyển nước từ các bờ sông vào trong những giếng đào ở trong gia đình. Bên cạnh đó, những quá trình xử lý hóa – lý – sinh cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để tăng cao hiệu quả khi xử lý chất lượng của nguồn nước.
Sử dụng màng lọc công nghệ cao (thẩm thấu ngược)
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ ngày nay, sự xuất hiện của các loại màng lọc RO khiến cho quá trình xử lý nước trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là giải pháp nhanh chóng giúp người dân tiếp cận được với nguồn nước sạch một cách an toàn nhất.
Hiện nay, đây là một trong những phương pháp xử lý nguồn nước được ưa chuộng nhất. RO là phương pháp sử dụng hệ thống áp lực nên khả năng tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với phương pháp lọc thông thường. Vậy nên, trong quá trình sử dụng màng lọc RO, nguồn năng lượng luôn phải được nạp vào để quá trình lọc diễn ra hiệu quả.
Thiết kế các lỗ lọc trên màng RO có kích thước siêu nhỏ, nhờ vậy mà khi sử dụng thì phần lớn các tạp chất độc hại đều được loại bỏ đến mức tối đa. Màng lọc RO được hình thành từ Cellulose Acetate và Polyamide. Đối với màng TFC, kích thước của các lỗ < 0.001um.
Nguyên lý hoạt động chính của công nghệ thẩm thấu ngược chính là sử dụng một áp lực đủ lớn để có thể đẩy dòng nước đi qua các màng thẩm thấu. Ở quá trình này, các loại muối hòa tan sẽ có nhiệm vụ giữ các tạp chất này lại và loại bỏ chúng ra khỏi dòng nước. Mặc dù mang lại hiệu quả cao khi thực hiện, thế nhưng chi phí để sử dụng lại khá tốn kém (chi phí cho năng lượng luôn duy trì áp lực ở phái bên trong hệ thống lọc).
Xử lý nước bằng phương pháp trao đổi các ion
Một phương pháp khác được nêu ra ở đây là phương pháp trao đổi ion. Nguyên lý hoạt động là hấp thụ những ion ngược dấu trên các hạt điện tích. Ở bên trong nguồn nước thường là những ion có điện tích âm (anion) và các ion mang điện tích dương (cation). Khi chúng gặp được điều kiện thuận lợi thì các ion trái dấu này sẽ liên kết với nhau và tạo thành một hạt cặn có kích thước lớn hơn chúng sẽ từ từ lắng xuống dưới đáy bể nước.
Nguyên vật liệu chính được sử dụng để trao đổi ion với nhau là các loại hạt nhựa nhân tạo có mang điện tích. Những hạt nhựa có điện tích thường có nhiệm vụ hút những hạt ion này và hình thành nên các bông cặn. Quá trình trao đổi các ion thường được thực hiện sau quá trình lắng và lọc nước. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng để làm mềm nguồn nước, đồng thời loại bỏ đi những ion canxi và ion magie.
Bên cạnh đó, phương pháp trao đổi ion cũng được thực hiện để loại bỏ đi một số kim loại nặng tồn tại ở trong nước. Như vậy thì nước sau khi hoàn thành quá trình lọc sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của người sử dụng.
Xử lý nước đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Với nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chúng ta trong sinh hoạt hằng ngày thì các phương pháp được nêu ra ở trên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Hy vọng, những gì mà Vitamia chia sẻ cùng bạn ngày hôm nay sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.