Trẻ sơ sinh chưa thể nói với bố mẹ dễ bị mất nước khi nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy. Bố mẹ phải căn cứ vào các dấu hiệu sức khỏe để biết được lúc nào con cần được bổ sung thêm nước. Trong bài viết này, Vitamia.com.vn sẽ đưa ra các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước và phương pháp phòng tránh để bố mẹ nắm rõ.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước
Trẻ sơ sinh dễ bị mất nước khiến cơ thể bé trở nên mệt mỏi hơn và nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước.
- Bé không đi tiểu trong vài tiếng đồng hồ (từ 3 đến 6 tiếng): Bình thường, trẻ sơ sinh đi tiểu rất nhiều lần trong 1 ngày. Nếu bạn thấy trẻ không đi tiểu trong vài tiếng đồng hồ thì chắc chắn có vấn đề, khả năng lớn nhất là con đã bị mất nước.
- Nước tiểu của bé có màu sẫm hơn bình thường: Đây là một trong những mẹo để nhận biết con có được cung cấp đủ nước hằng ngày hay không. Nếu được cung cấp đủ nước thì nước tiểu của bé sẽ có màu nhạt, ngược lại thì có màu sẫm.
- Miệng và môi của bé bị khô: Da của trẻ sơ sinh rất căng mọng và mịn màng. Ngay cả môi của bé cũng hồng hào. Nếu bố mẹ thấy môi con bị khô nẻ thì đồng nghĩa với việc con đang bị mất nước.
- Bé khóc không có nước mắt: Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước. Khi lượng nước trong cơ thể bị hao hụt thì lượng nước mắt cũng ít đi.
- Mắt của bé trũng xuống: Nếu thấy mắt bé trũng xuống cùng với các biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi thì rất có khả năng bé đang bị mất nước.
Cách phòng tránh tình trạng mất nước cho bé
Để bé có một sức khỏe tốt, không bị đau ốm thì bố mẹ hãy phòng tránh tình trạng mất nước cho con bằng các biện pháp sau:
- Cho bé bú mẹ thường xuyên. Bên cạnh đó, có thể cho bé uống thêm một chút nước lọc để cung cấp thêm lượng nước cho cơ thể.
- Cho bé uống nước hoa quả bằng cách pha loãng nước ép hoa quả với nước lọc trực tiếp từ máy lọc nước karen rồi cho bé uống.
- Trường hợp bé đang bú mẹ nhưng mẹ không có đủ sữa thì hãy cho bé uống thêm 20-30ml nước pha với đường glucose sau mỗi lần bú. Việc này sẽ giúp bé được bổ sung nước đầy đủ cho quá trình trao đổi chất.
- Vào mùa hè nóng nực, bố mẹ chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp để bé không bị nóng. Đồng thời cho bé uống nhiều nước hơn vào mùa hè để bù vào lượng nước đã mất qua mồ hôi.
Cách khắc phục khi trẻ bị mất nước như thế nào?
Khi có các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước thì bố mẹ cần phải có những cách xử lý nhanh chóng để khắc phục tình trạng này. Nếu để việc mất nước kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Các cách khắc phục tình trạng mất nước ở trẻ như sau:
Sốt cao
Trong trường hợp trẻ bị sốt cao dẫn đến mất nước thì bố mẹ cần bổ sung nước cho con bằng cách cho trẻ uống dung dịch glucoza 5%, mỗi lần uống từ 10 đến 15ml và uống 2h/lần. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch cồn 75% đem pha với một lượng nước tương đương rồi thấm vào khăn bông sạch để lau trán, lòng bàn tay, bàn chân, đùi, gáy và nách cho trẻ để tản hạ sốt. Nếu trẻ không hạ sốt sau khi thực hiện các biện pháp trên thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám chữa và điều trị.
Tiêu chảy
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy dẫn đến mất nước thì bố mẹ không nên cho trẻ uống nước hoa quả, điều này sẽ khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn. Đặc biệt, bố mẹ cũng không được tự ý cho trẻ dùng thuốc. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này là tăng cường số lần bú của trẻ và cho trẻ uống thêm nước. Nếu tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp diễn thì phải đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị.
Nôn trớ
Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày thì có thể trẻ đang gặp vấn đề về đường ruột. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước. Mẹ hãy cho bé bú và đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Trên đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước và các biện pháp phòng tránh việc mất nước cho trẻ. Bố mẹ hãy lưu lại những phương pháp này để giúp bé phát triển khỏe mạnh.