Mỗi môi trường đều có một nồng độ pH riêng, đặc biệt là độ pH trong nước rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vậy độ pH trong nước có tác dụng gì? Độ pH của nước là bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe? Hãy cùng trang web Vitamia tìm hiểu nhé.
Độ pH của nước là gì?
pH là viết tắt của thuật ngữ “pondus hydrogenii” (độ hoạt động của hydro). Độ pH trong nước cho thấy mức độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong nước. Nếu lượng ion H+ trong nước cao, thì dung dịch đó mang tính axit. Nếu lượng ion H+ thấp, thì nước đó có tính bazơ. Khi lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-), dung dịch đó sẽ trung tính (độ pH khoảng 7).
Độ pH của một số dung dịch phổ biến
Mỗi chất đều có độ pH riêng. Dưới đây là một số ví dụ về độ pH của một số dung dịch phổ biến:
Độ pH của nước: Nước tinh khiết có độ pH = 7 (đây là độ pH cho nước sạch và xử lý bằng phương pháp lọc). Đối với các loại nước thông thường, độ pH nằm trong khoảng từ 6 đến 8,5 đối với nước sinh hoạt và 6,5 đến 8,5 đối với nước uống.
Độ pH của nước tiểu: Nước tiểu có độ pH nằm trong khoảng từ 4,6 đến 8,5. Độ pH trung bình thường gặp nằm trong khoảng 5. Trong trường hợp độ pH = 4, nghĩa là nước tiểu tính axit mạnh, độ pH = 9 thì nước tiểu có tính bazơ.
Độ pH của máu: Độ pH của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45.
Độ pH của nước bao nhiêu là tốt? Nên uống nước có độ pH bao nhiêu?
Mỗi môi trường đều có một độ pH nhất định và cơ thể con người cũng vậy. Nếu độ pH trong cơ thể bạn nằm trong khoảng từ 7,3 đến 7,4 và duy trì tính kiềm, thì đây là những điều kiện tối ưu để các tế bào của bạn hoạt động bình thường. Nếu cơ thể mất tính kiềm và trở nên có tính axit, lượng axit trong cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và các bệnh về đường tiêu hóa.
Tiến sĩ Otto Warburg (Đức), người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 1931 khi nói về nguồn gốc của bệnh ung thư đã nói: Tế bào ung thư có tính axit, môi trường hoạt động có tính axit và tế bào khỏe mạnh có tính kiềm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mọi người nên uống nước có độ pH từ 6,5 đến 8,5 để an toàn cho sức khỏe, tương đương với nước kiềm tính.
Cách kiểm tra độ pH trên cơ thể người
Kiểm tra độ pH với giấy thử pH
Thời điểm tốt nhất để kiểm tra độ pH là khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Bạn có thể sử dụng giấy quỳ để thử độ pH bằng cách làm ướt giấy bằng nước bọt.
Nếu độ pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5: Cơ thể đang khỏe mạnh.
Nếu độ pH chệch khỏi mức nước bọt lý tưởng trong một thời gian dài: Đó là dấu hiệu cơ thể suy yếu và dễ bị bệnh.
Thử pH bằng xét nghiệm nước tiểu
Thận có chức năng điều hòa cân bằng nước và các chất điện giải, trong đó có pH của nước tiểu. Độ axit của nước tiểu cao hay thấp phụ thuộc vào nồng độ các axit tự do có trong nước tiểu. Do đó, thông qua việc kiểm tra giá trị pH của nước tiểu, chúng ta có thể phát hiện một số rối loạn hay các bệnh về thận.
Ví dụ:
Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 đến 8,5.
Nếu độ pH=4, nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh. Độ pH thấp, nước tiểu có tính axit cao có thể mắc bệnh đái tháo đường,…
Nếu độ pH=9 hoặc pH>9, nghĩa là nước tiểu có tính bazơ cao có thể mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận.
Những tác hại của nước có độ pH thấp hoặc quá cao
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng, nước cần được khử trùng và đo độ pH. Dưới đây là một số tác động không ngờ đến từ nước có độ pH cao hoặc thấp hơn mức trung bình, mà có thể nhiều người chưa biết.
Nước có độ pH >7: Đây là nước có tính bazơ cao, uống nước này vào cơ thể trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề như đau đầu, vấn đề về da, khớp, gout, trĩ, viêm loét dạ dày…
Nước có độ pH <7: Đây là nước có tính axit cao, uống nước này thường xuyên và trong thời gian dài có thể gây tích tụ sỏi thận, khô da, táo bón, phá hủy men răng, và hạn chế hấp thụ canxi vào cơ thể…
Nếu nước chúng ta sử dụng để sinh hoạt và uống hàng ngày không qua lọc, có thể chứa nhiều kim loại nặng và hóa chất có hại. Việc sử dụng hệ thống lọc lâu năm với các lõi lọc kém chất lượng cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn lo lắng vấn đề kim loại nặng có trong nước, Vitamia gợi ý bạn nên sử dụng máy điện giải trim ion. Nước qua 6 lõi lọc sẽ được lọc bỏ các tạp chất bẩn và kim loại nặng, khử mùi, khử Clo, làm mềm nước, mang đến nguồn nước chất lượng, an toàn với sức khoẻ cực kỳ.
Việc biết độ pH trong nước uống giúp bạn lựa chọn nước có chất lượng tốt để duy trì sự sống của cơ thể.
Cách cân bằng độ pH trong cơ thể
Bổ sung đủ nước, nước có tính kiềm
Việc bổ sung đủ nước là rất quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với cơ thể có dư thừa axit. Trong trường hợp này, nên uống các loại nước giàu tính kiềm được tạo ra từ máy tạo ion kiềm để cân bằng lại tính axit. Bộ Y tế Nhật Bản đã công nhận những lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe và khuyến khích người dân sử dụng, theo công văn Dược phẩm số 763 năm 1965.
Ăn nhiều rau, củ, quả xanh
Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt): Trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
Ớt chuông: tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể…
Cần tây: Tính kiềm trong cần tây cao, đồng thời còn có chất coumarin và chất phtalic, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Bơ: Giúp trung hòa axit trong dạ dày và ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Tăng cường vận động
Thường xuyên tập thể dục có thể giảm lượng axit dư thừa và tạo ra một môi trường cân bằng trong cơ thể. Chỉ với việc đi bộ trong 5 phút mỗi ngày, bạn có thể tạo ra sự khác biệt to lớn cho sức khỏe của mình bằng cách giảm nồng độ axit trong cơ thể và cân bằng độ pH.
Ăn ít bột mì, đường, thịt
Bạn nên giới hạn việc tiêu thụ protein trong khoảng từ 40 đến 50 gam mỗi ngày để điều chỉnh độ pH hiệu quả nhất. Nếu tiêu thụ quá mức, sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân là do bột mì, đường và thịt khi ăn quá nhiều sẽ làm dư thừa axit, gây viêm nhiễm trong cơ thể.
Suy nghĩ tích cực và lạc quan
Để giữ được tính kiềm trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan và yêu đời. Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe.
Vitamia hy vọng rằng với bài viết trên về Độ ph của nước bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích! chúc bạn sức khỏe và thành đạt.