Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không thể chỉ dựa vào một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia mà cần sự đồng lòng của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp khắc phục nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước.
Ô nhiễm đất và nguồn nước là gì?
Ô nhiễm đất và nguồn nước là tình trạng các thành phần và hàm lượng của đất, nước trong tự nhiên bị thay đổi, điều này dẫn đến đất và nguồn nước bị biến tính, biến chất, không còn sử dụng được và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của con người cũng như sinh vật. Ô nhiễm đất và nguồn nước rất dễ nhận biết bằng cách quan sát màu sắc tự nhiên cũng như mùi của đất hay nước.
Hậu quả của ô nhiễm đất và nguồn nước
Ô nhiễm đất và nguồn nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người và sinh vật như:
- Mang đến nhiều loại bệnh tật khác nhau như tả, viêm gan, thương hàn,… thậm chí là ung thư.
- Phá hủy hệ sinh thái. Khi đất, nước bị ô nhiễm thì các sinh vật sống trong hai môi trường này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
- Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Đất hay nước bị ô nhiễm thì đều ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, khi các chất độc hại ngấm xuống mạch nước ngầm.
- Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu trong thời gian dài sẽ làm mất lớp đất mặt. Lúc này, đất dễ bị xói mòn và các loài nấm gây hại sẽ phát triển.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người khi ăn phải các thực phẩm bẩn từ nguồn ô nhiễm.
Biện pháp khắc phục nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất và nguồn nước đang diễn ra trên toàn thế giới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của con người. Các biện pháp khắc phục nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước hiện nay như sau:
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm đất
Nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và xử lý đúng cách. Trước tiên là các biện pháp khắc phục ô nhiễm đất, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Giảm thiểu hàm lượng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Không được lạm dụng thuốc trừ sâu cũng như phân bón hóa học. Để chăm sóc tốt cho cây trồng, bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ hoặc các sản phẩm có hoạt tính về sinh học như tảo, vi khuẩn,… để cố định lượng đạm trong đất.
- Phục hồi rừng để thảm thực vật giữ đất không bị xói mòn, rửa trôi và giữ lại được các chất dinh dưỡng trong đất. Không đốt rừng làm nương rẫy, thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và trồng thêm rừng.
- Xử lý các chất thải rắn từ sinh hoạt, hoạt động công nghiệp. Phân hủy các chất thải không hòa tan bằng phương pháp thêm hóa chất, enzyme trong môi trường được kiểm soát.
- Phục hồi và tái chế các vật liệu
- Tiết kiệm tài nguyên
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước
Nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước được hình thành từ 2 nguyên nhân chính là chủ quan và khách quan. Các yếu tố khách quan như thiên tai, núi lửa, lũ lụt,… rất khó để phòng tránh. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan từ con người thì hoàn toàn có thể khắc phục như sau:
- Giáo dục, nâng cao ý thức của con người về nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước nói chung, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em.
- Thực hiện phạt đối đối những người làm ô nhiễm nguồn nước. Đối với những tàu làm tràn dầu trên biển thì phải có trách nhiệm chi trả tiền để khắc phục hậu quả.
- Không đổ trực tiếp dầu mỡ hay chất béo khác xuống bồn nước. Hãy đổ chúng vào một bình thu gom rồi loại bỏ như đối với các chất thải rắn khác.
- Hạn chế việc sử dụng các chất tẩy hóa học
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp. Hàm lượng tồn dư sẽ ngấm vào nước gây ô nhiễm.
- Không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông suối
- Sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường
- Trồng nhiều cây xanh để ngăn xói mòn, ngăn các chất độc hại chảy vào nguồn nước.
- Tái sử dụng dầu ô tô
- Hạn chế tối đa đồ nhựa dùng một lần
- Sử dụng máy lọc nước ion kiềm để đảm bảo nguồn nước uống sạch cho gia đình
Trên đây là những biện pháp khắc phục nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước. Các bạn hãy thực hiện các biện pháp trên để bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước và cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.