Nước là gì? Nước chính là khởi nguồn của sự sống, là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần tạo nên sự sống và phát triển trên Trái Đất sau không khí. Bạn có biết, hơn 70% trọng lượng cơ thể con người là nước? Bạn có thể nhịn ăn cả tuần, nhưng khó có thể nhịn uống trong một vài ngày. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của VITAMIA để tìm câu trả lời cho câu hỏi Nước là gì? Vai trò của nước đối với con người là như thế nào nhé.
1. Nước là gì?
Nước là gì? Nước là hợp chất được cấu tạo từ hai nguyên tố Hydro và Oxy được liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, có công thức hoá học là H2O. Trên Trái Đất nước chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt, trong đó nước mặn từ biển, đại dương chiếm khoảng 97% và chỉ còn lại 3% là nước ngọt (2/3 lượng nước này tồn tại dưới dạng sông băng, mũ băng ở các cực, phần còn lại tồn tại dưới dạng nước ngầm và 1 tỉ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí).
Ngoài nước thông thường ra còn có nước nặng và siêu nặng. Trong loại nước này các nguyên tố Hydro được thay thế bởi các đồng vị là Triti và Doteri. Do sự thay thế này mà nước nặng và siêu nặng có tính chất vật lý và hoá học khác với nước thường.
2. Cấu tạo của nước
Để có được câu trả lời chi tiết và chính xác nhất cho câu hỏi Nước là gì? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như những đặc tính cơ bản của nước:
Hương vị, màu sắc, hình dạng của nước là gì?
Đối với nguồn nước tinh khiết thường có đặc tính không màu, không mùi, không vị . Tuy nhiên, với nước từ những nguồn thông thường ví dụ như nước khoáng, nước ion kiềm có các chất hoà tan khác nhau nên có thể có mùi, hương vị khác nhau.
Về hình dạng của nước, nước không có hình dạng nhất định mà chỉ tồn tại hình dạng tại thời điểm được chứa trong một vật và sẽ mang hình dạng của vật chứa nó.
Cấu trúc hình học của phân tử nước là gì?
Phân tử nước được kết hợp giữa hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy bằng liên kết Hydro và có góc liên kết là 104,45°. Góc này sai lệch đi so với số đo góc lý tưởng của một hình tứ diện do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ. Chiều dài của liên kết Hydro là 95,84 picômét.
Tính lưỡng cực của nước là gì?
Độ âm điện của Oxy lớn hơn độ âm điện của Hydro (3,44 > 2,2) và do hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy tạo thành hình ba góc, dẫn đến tích điện từng phần khác nhau giữa các nguyên tử. Cụ thể nguyên tử Hydro tích điện dương, nguyên tử Oxy tích điện âm. Từ đó dẫn đến tính lưỡng cực của nước.
Liên kết Hydro
Các phân tử nước liên kết với nhau nhờ liên kết Hydro, các liên kết này dễ bị phá vỡ và không bền vững. Chúng không tồn tại lâu mà chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước bị tách khỏi liên kết và lại bắt đầu liên kết với các phân tử nước khác. Sự tách rồi lại hợp lặp đi lặp này tạo nên tính chuyển động linh hoạt của nước khi ở thể lỏng.
3. Tính chất của nước
Do cấu tạo đặc biệt của các phân tử nước tạo ra các liên kết Hydro giữa các phân tử Hydro và Oxy, đây chính là cơ sở cho việc nước có nhiều tính chất khác nhau. Vậy tính chất thực sự của nước là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang đặt ra một dấu chấm hỏi về một số tính chất của nước. Sau đây là hai tính chất bao quát nhất của nước:
Tính chất vật lý
- Nhiệt độ nóng chảy (nhiệt độ đông đặc) và nhiệt độ sôi: nhiệt độ nóng chảy của nước bằng nhiệt độ đông đặc và bằng 0°C, nhiệt độ sôi của nước là 100 °C (ở áp suất 1atm). Do liên kết Hydro nên nước có nhiệt độ sôi khá cao.
- Khối lượng riêng: nước có khối lượng riêng là 1g/cm³ ở 4 °C( ở áp suất bình thường ) và với nhiệt độ trên 4 °C thì nước có đặc tính nóng nở – lạnh co. Tuy nhiên với nhiệt độ thấp hơn 4 °C thì nước lại, nước lạnh nở – nóng co. Bên cạnh đó góc liên kết 104,45° của phân tử nước, khi lạnh các phân tử rời xa nhau tạo thành liên kết tinh thể lục giác mở. Do đó khi ở thể lỏng, tỷ trọng của nước nhẹ hơn nước đá.
- Là dung môi: phân cực rất tốt, có khả năng hòa tan các chất tan phân cực khác như muối ăn, đường, axit,…
- Tính dẫn điện: nước tinh khiết hay còn gọi là nước cất thì không có khả năng dẫn điện. Còn với nước thông thường có chứa các thành phần muối tan nhất là nước khoáng hoá cao thì có tính dẫn điện khá tốt.
- Tính dẫn nhiệt: nước có khả năng dẫn nhiệt tốt.
Tính chất hóa học
- Tác dụng với kim loại: nước tác dụng các kim loại có tính kiềm mạnh ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch Bazơ và giải phóng khí Hydro ( H2 ).
- Tác dụng với Oxit bazơ: nước tác dụng với Oxit bazơ tạo thành dung dịch Bazơ.
- Tác dụng với Oxit axit : nước tác dụng với Oxit axit tạo ra dung dịch Axit.
Ngoài ra nước còn phản ứng với một số chất khác…
4. Vai trò của nước đối với con người
Nếu bạn thắc mắc vai trò của nước là gì đối với con người, thì câu trả lời đó là nước đóng vai trò cực kỳ thiết yếu đối với việc duy trì sự sống và đời sống hằng ngày. Ngoài ra, nước còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp sản xuất – chế biến, sản xuất nông nghiệp,… Sau đây là một số vai trò của nước mà chúng ta cần tìm hiểu
Vai trò của nước trong công nghiệp
Trong tất cả các ngành công nghiệp hiện nay, mức độ sử dụng nước là rất lớn. Tiêu biểu kể đến như sau:
Trong ngành công nghiệp thuỷ điện: nước là yếu tố đầu tiên quyết định, đảm bảo các công trình thuỷ điện có thể đi vào hoạt động và tạo ra điện năng.
Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: nước được dùng để rửa thực phẩm trước khi đi vào các bước chế biến khác.
Các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất nguyên vật liệu đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Vai trò của nước trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, nước dùng để tưới tiêu chiếm một tỉ trọng rất lớn – khoảng 70% nước ngọt toàn cầu. Việt Nam từ lâu đã được biết đến với nền nông nghiệp lúa nước với lịch sử hàng nghìn năm và nước là điều kiện không thể thiếu giúp cây lúa phát triển. Không chỉ có cây lúa, mà đối với các loại cây trồng, vật nuôi khác cũng cần nước để có thể sống và phát triển một cách toàn diện.
Vai trò của nước là gì đối với đời sống sinh hoạt và sức khoẻ của của con người
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta đều phải sử dụng nguồn nước sạch như nước máy, nước giếng đào – khoan, nước đóng chai, nước đã qua xử lý bằng các hệ thống lọc thô – lọc tinh để phục vụ nhu cầu ăn uống, vệ sinh.
Như chúng ta đã biết, trung bình trong cơ thể nước chiếm hơn 70% trọng lượng . Khi cơ thể thiếu nước đến một ngưỡng nhất định sẽ gây ra nhiều hệ luỵ vô cùng lớn, trường hợp thiếu nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Nước giúp cung cấp nguồn khoáng chất, Oxy cần thiết để nuôi dưỡng các tế bào, đào thải các độc tố, các chất cặn bã có hại cho cơ thể ra môi trường bên ngoài. Nước có tác dụng điều hòa thân nhiệt, giúp cơ thể luôn cân bằng ở ngưỡng 37°C và nhờ có nước nên cơ thể có thể tự động điều chỉnh thân nhiệt khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, việc bổ sung nước mỗi ngày còn hỗ trợ làm trơn các khớp xương, tránh tình trạng khô khớp và hoạt động một cách trơn tru, nhịp nhàng hơn.
Biết được sự quan trọng của nguồn nước đối với cơ thể, từ đó lựa chọn nguồn nước sinh hoạt phải đảm bảo hai yếu tố đó là sạch và tốt cho sức khỏe. Một trong những lựa chọn ưu việt cho nguồn nước sinh hoạt của bạn và cả gia đình là nước ion kiềm tạo ra bởi các dòng máy lọc nước ion kiềm Nhật Bản. Để hiểu chi tiết hơn về nước ion kiềm là gì và công dụng của nước ion kiềm đối với sức khỏe, truy cập tại đây.
Như vậy, bài viết đã mang lại cho bạn câu trả lời cho chủ đề Nước là gì? Vai trò của nước đối với con người. Hy vọng những thông tin mà VITAMIA đã cập nhật trong bài viết là hữu ích với bạn. Để biết thêm những thông tin thú vị khác, các bạn hãy nhanh tay truy cập vào website: https://vitamia.com.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline: 056 919 8888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.