Phèn chua lâu nay vẫn được sử dụng nhiều trong khử trùng nguồn nước tại những vùng bị lũ lụt. Thế nhưng phèn chua là gì? Có công thức hóa học ra sao? Lợi ích và tác hại của phèn chua là gì? Đây vẫn là thắc mắc của khá nhiều người. Phần bật mí thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản chất và ứng dụng của phèn chua trong đời sống.
Phèn chua là gì?
Nếu theo quan sát thông thường thì phèn chua trông giống những tinh thể muối với kích thước to nhỏ không đều nhau. Những tinh thể này thường có màu trắng, trắng hơi đục hoặc trong suốt. Tính tan của phèn chua sẽ tùy thuộc vào từng loại dung dịch. Trong đó loại chất này dễ bị hòa tan trong nước nhưng lại không bị hòa tan trong cồn. Với nước nóng phèn chua sẽ tan cực nhanh nhưng với nước lạnh tốc độ tan lại có phần chậm hơn.
Phèn chua không có tính độc nhưng lại có vị chua đặc trưng hơi chan chát. Do tính chất tạo kết tủa Al(OH)3 nên khi hòa tan vào nước, phèn chua có khả năng liên kết các hạt lơ lửng trong nước thành những khối nặng hơn. Sau đó chúng sẽ chìm xuống dưới đáy do sức nặng và làm cho nước trong hơn. Dựa vào cơ chế này mà người ta thường sử dụng phèn chua để làm sạch nguồn nước.
Như vậy đến đây, bạn đã hiểu rõ phèn chua là gì rồi đúng không. Vậy trong phần tiếp theo chúng ta tiếp tục tìm hiểu về công thức hóa học và ứng dụng của phèn chua.
Công thức hóa học của phèn chua
Phèn là một loại muối gốc sunfat liên kết với nhôm và kali. Vậy nên công thức hóa học của nó sẽ là KAL(SO4)2. Trong tự nhiên phèn chua thường tồn tại ở dạng ngậm nước với 24 phân tử H2O (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O).
Ứng dụng của phèn chua trong đời sống
Trong đời sống, phèn chua được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Cụ thể như trong ngành công nghiệp xử lý nước, sản xuất giấy, dệt công nghiệp và trong y học.
Ứng dụng trong xử lý nước
Phèn là có khả năng làm cho nước trong hơn bởi trong cấu trúc thành phần có chứa Al2(SO4)3. Do đó khi cho phèn chua tác dụng với nước sẽ hình thành phản ứng 2 chiều với phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+
Al(OH)3 ở đây là một chất kết tủa với có khả năng hút những tạp chất lơ lửng trong nước. Nhờ đó tính chất giống như keo dính và diện tích bề mặt cũng tương đối lớn. Sau khi hấp thụ những tạp chất lơ lửng trong nước, những chất lơ lửng bị tích tụ lại dần chìm xuống đáy. Kết quả làm cho nước trong hơn.
Xử lý nước bằng phèn chua là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và rất nhanh chóng. Đây là cách xử lý nước tạm thời tại nhiều vùng lũ lụt.
Ứng dụng trong sản xuất giấy
Khi sản xuất giấy, người ta đã sử dụng phèn chua cùng với muối ăn (natri clorua) vào giấy. Lúc này nhôm clorua dần hình thành và tạo phản ứng thủy phân, kết quả tạo ra hiđroxit. Theo đó hiđroxit lại liên kết với các sợi hiđroxit. Nhờ đó khi chúng dùng bút mực viết lên giấy thì giấy sẽ không bị nhòe mực.
Ứng dụng trong công nghiệp dệt
Trong quá trình nhuộm màu vải, những sợi vải sẽ tiến hành hấp thụ hiđroxit. Tác dụng chính của hiđroxit là giúp màu nhuộm lên đẹp và bền màu hơn.
Ứng dụng trong y học
Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hay xử lý nước mà phèn chua còn được ứng dụng khá rộng rãi trong y học. Trong đông y cổ truyền phèn chua có tác dụng rất tốt trong giải độc, sát trùng. Người bị viêm ruột hay viêm dạ dày cũng thường được các thầy thuốc cho dùng phèn chua với liều lượng tùy vào tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó người cũng dùng phèn chua để điều chế nhiều loại thuốc chữa bệnh khác. Chẳng hạn như thuốc trị đau răng, thuốc chống chảy máu, thuốc chữa đau mắt. Trong dân gian, phèn chua còn được dùng để làm đẹp, trị chứng hôi nách, tẩy vết ố trên quần áo,..
Phèn chua có tác hại gì không?
Ngoài một số lợi ích kể trên thì hiện nay nhiều người vẫn còn khá thận trọng khi sử dụng phèn chua. Bởi trong thành phần của phèn chua thường có chứa nhôm. Người ta lo ngại rằng lượng nhôm này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Cơ thể mỗi người không cài đến nhôm nhưng trong một số loại thực phẩm vẫn chứa hàm lượng nhôm nhất định. Tuy nhiên nếu giới hạn lượng nhôm tiêu thụ ở mức 1mg/kg thì cơ thể chúng ta cũng không gặp vấn đề gì nguy hiểm.
Cách xử lý nước vùng lũ bằng phèn chua
Để xử lý nước ở vùng lũ trong tình trạng cấp bách, bạn cần dùng đến 1g phèn chua để khử trùng cho 20 lít nước. Trước tiên, bạn cần hòa phèn chua vào 1 gáo nước chứ không nên đổ trực tiếp vào nước.
Sau đó hòa gáo nước này vào lượng nước cần làm sạch. Chờ khoảng nửa tiếng cho đến khi cặn bã lắng hết xuống đáy. Phần nước trên mặt có thể được sử dụng để giặt giũ, tắm gội. Tuy nhiên loại nước xử lý bằng phèn chua chưa thể uống trực tiếp mà phải tiếp tục xử lý qua hệ thống lọc chuyên dụng khác.
Nguồn nước nhiễm phèn có phải phèn chua?
Nguồn nước bị nhiễm phèn tại nhiều địa phương hiện nay không phải là phèn chua. Mà phèn ở đây là loại phèn sắt. Nguồn nước bị nhiễm phèn sắt luôn có mùi tanh, vị chua ra và màu sắc vàng vàng giống màu sắt. Sử dụng nước nhiễm phèn sắt sẽ khiến cho đồ dùng nhanh bị hư hỏng, quần áo dễ phai màu, khiến cơ thể bị nhiễm kim loại nặng,..
Để xử lý nguồn nước nhiễm phèn, cách phổ biến nhất là xây dựng hệ thống lọc với nhiều tầng lọc. Bao gồm cát mịn, than hoạt tính, cát hạt lớn, sỏi nhỏ và sỏi lớn. Ngoài ra tro bếp và vôi cũng có thể sử dụng để khử phèn. Thế nhưng phương pháp này chưa thể khử hoàn toàn phèn ra khỏi nước. Mà thay vào đó bạn cần dùng đến hệ thống máy lọc nước tiên tiến. Với phần lõi lọc sản từ vật liệu và quy trình hiện đại.
Sau bài viết này, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ phèn chua là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống. Đối với người dân đang sống trong vùng lũ, phèn chua là hóa chất xử lý nước nhanh chóng và rẻ tiền. Nhưng nếu muốn nguồn nước đảm bảo an toàn hơn, bạn vẫn nên sử dụng đến các thiết bị lọc nước chuyên dụng.