Chất điện giải có chức năng duy trì chức năng của nhiều hệ cơ quan vì vậy, chất điện giải rất quan trọng với cơ thể con người. Đồng thời nó còn giúp duy trì sự cân bằng của huyết áp, lượng pH trong máu và giữ lượng dịch trong cơ thể luôn ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn bị rơi vào tình trạng rối loạn điện giải, cơ thể có thể bị co giật, nhịp tim tăng giảm thất thường.
Rối loạn điện giải là bệnh gì?
Rối loạn điện giải hiểu đơn giản là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa chất điện giải. Cơ thể muốn hoạt động bình thường thì chất điện giải tại luôn ở mức cân bằng. Ngược lại khi chất điện lên quá cao hoặc xuống quá thấp các hệ cơ quan cũng từ đó mà bị rối loạn theo.
Chất điện giải ở đây có thể hiểu là một số khoáng chất quen thuộc như kali, natri, magie, canxi,.. Dịch trong cơ thể sẽ hòa tan những khoáng chất và tạo ra những ion mang điện tích (+) hoặc (-).
Triệu chứng rối loạn điện giải gồm những dấu hiệu nào?
Rối loạn điện giải ở mức độ nhẹ hầu như không có bất kỳ biểu hiện nào biểu hiện ra bên ngoài. Chỉ khi bạn xét nghiệm huyết học thì mới có thể biết chính xác tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, nếu để ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể, bạn vẫn hoàn toàn có thể biết rõ mình có đang bị rối loạn điện giải hay không.
Cơ thể mệt mỏi
Đây được xem như một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho biết bạn đang bị mất cân bằng điện giải. Trong đó, lượng magie bị thiếu hụt là tác nhân chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Bởi vì magie là khoáng chất góp mặt vào hơn 300 phản ứng của cơ thể.
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, nam giới mỗi ngày cần bổ sung lượng Magie vào khoảng 400mg, tương ứng với nữ là 300mg. Tình trạng thiếu magie thường tập trung ở những người kém ăn, lạm dụng rượu, dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài. Người bị tiêu chảy, mắc bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày cũng dễ có nguy cơ bị thiếu magie.
Rối loạn nhịp tim
Nguyên tố kali giữ vai trò giữ ổn định các chất điện giải, giúp cho hệ cơ co bóp bình thường. Đồng thời duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thần kinh. Ngoài ra kali còn kết hợp với natri để củng cố hoạt động ổn định chức năng cho hệ tuần.
Do đó sự dư thừa hay thiếu hụt Kali đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim. Khi Kali bị hạ ở mức độ trung bình, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn bình thường. Trường hợp dư thừa Kali, nhịp tim sẽ rối loạn có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
Ngứa râm ran ở bàn tay hoặc ngón tay
Lượng canxi trong cơ thể chúng ta tập trung đến 99% ở hệ xương khớp và 1% còn lại sẽ tồn tại trong máu và các tế bào. Khi bạn cảm thấy ngứa râm ran ở bàn tay hoặc ngón tay thì rất có thể lượng canxi trong cơ thể đang bị thiếu hụt.
Trường hợp nặng hơn do thiếu canxi, cơ thể rất dễ bị lên cơn co giật, mất cân bằng nhịp tim. Ngoài 3 dấu cụ thể trên, người bị mất cân bằng điện giải còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác. Cụ thể như:
- Rối loạn tiêu hóa (thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón)
- Hay bị chuột rút, cơ yếu
- Thường cảm thấy buồn nôn
- Tâm trạng bất ổn hay cáu gắt
- Tinh thần mất tập trung
- Thường cảm thấy đau đầu và đau bụng
Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu trên một cách thường xuyên, tốt nhất bạn cần đi kiểm tra sức khỏe. Tình trạng rối loạn điện giải nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong khi lên cơn co giật.
Những ai có thể mắc chứng rối loạn điện giải?
Rối loạn điện giải có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh sẽ có nguy cơ gặp rối loạn điện giải cao hơn. Chẳng hạn như những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thận, việc thận không khỏe mạnh sẽ không thể lọc những khoáng chất phục vụ cho nhu cầu của cơ thể.
Bên cạnh đó, những người đang bị ốm, sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị ăn uống cũng nằm trong nhóm nguy cơ những người dễ mắc chứng rối loạn điện giải. Cùng với đó, một số yếu tố sức khỏe khác cũng ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn điện giải như:
– Mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp
– Cơ thể vừa trải qua một chấn thương nặng, chẳng hạn như bỏng hoặc gãy xương
– Rối loạn ăn uống
– Mắc các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan
– Mắc một số bệnh về tim mạch như tim xung huyết,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn điện giải
Rối loạn điện giải có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do sự lên xuống thất thường của một số loại khoáng chất vốn tồn tại trong cơ thể.
Rối loạn hàm lượng canxi
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể. Canxi tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành xương. Sự tăng giảm của hàm lượng canxi có thể xem như rối loạn điện giải. Tăng canxi xảy ra khi bạn dùng nhiều thuốc kháng axit, thuốc theophylline, thuốc lithium,.. Người mắc bệnh về tuyến giáp, bệnh ung thư thường có nguy cơ thừa canxi.
Ngược lại, bạn sẽ bị hạ canxi khi thiếu vitamin D hoặc sử dụng các loại thuốc như chữa loãng xương, thuốc trị động kinh hay heparin. Người có cơ địa kém hấp thụ, suy thận, ung thư tuyến giáp,.. cũng thường bị thiếu hụt canxi.
Rối loạn hàm lượng Clorua
Clorua giữ vai trò cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Khi Clorua vượt qua ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến sự mất cân bằng điện giải. Những người bị mất nước, mắc chứng suy thận, đang trong giai đoạn lọc máu sẽ có nguy cơ cao bị dư thừa Clorua. Trong khi đó tình trạng thiếu hụt Clorua lại xảy ra với người bị xơ gan, viêm thận cấp, người kén ăn do ảnh hưởng của hệ thần kinh, người bị côn trùng đốt,..
Rối loạn hàm lượng Magie
Magie giữ vai trò mấu chốt trong việc điều chỉnh chức năng của hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,.. Trong đó những người bị bệnh thận ở giai đoạn cuối hoặc người mắc Addison (rối loạn nội tiết và chuyển hóa) sẽ có nguy cơ cao xuất hiện tình trạng hạ Magie. Tình trạng tăng Magie thường xảy ra với người bị suy tim, suy dinh dưỡng, người mắc chứng khó đi tiểu lâu năm, người bị tiết mồ hôi nhiều.
Rối loạn hàm lượng Phosphat
Phosphat có liên hệ chặt chẽ với canxi nhằm duy trì hoạt động các chức năng của cơ thể. Thận, xương khớp hay hệ tiêu hóa đều có sự tham gia xảy ra và duy trì các chức năng nhờ vào Phosphat.
Người có xu hướng tăng phosphat khi lượng canxi bị thiếu hụt. Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng cũng là nguyên nhân khiến Phosphat tăng. Ngược lại Phosphat sẽ giống khi bạn nhịn đói hoặc thiếu hụt vitamin D.
Rối loạn hàm lượng Kali
Nguyên tố Kali đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều phối chức năng tim, hệ thần kinh. Tình trạng mất cân bằng Kali có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch, thận chí là tử vong. Mất nước trong thời gian dài sẽ khiến lượng Kali tăng hoặc giảm tùy vào tình trạng bệnh lý.
Rối loạn hàm lượng Natri
Chức năng chính của Natri là duy trì lượng chất lỏng và hoạt động bình thường của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu khiến Natri tăng là do uống không đủ nước. Bên cạnh đó việc mất nước nhiều qua đường mồ hôi lại làm cho nước Natri giảm xuống.
Có thể điều trị rối loạn điện giải bằng cách nào?
Với mỗi bệnh nhân gặp hiện tượng rối loạn điện giải khác nhau thì sẽ có những phác đồ điều trị rối loạn điện giải riêng. Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn điện giải phổ biến mà các bệnh viên, cơ sở y tế thường áp dụng:
Phương pháp truyền dịch tĩnh mạch
Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp điều trị rối loạn điện giải cho những bệnh nhân gặp phải tình trạng rối loạn Natri Clorua. Đây là phương pháp cung cấp lượng nước thiếu hụt cho cơ thể một cách hiệu quả, và thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn mửa.
Dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung
Các bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn điện giải nặng thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung để điều trị. Đặc biệt phương pháp này phù hợp cho những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến thận.
Đáng chú ý, các loại thực phẩm bổ sung này sẽ giúp cung cấp hàm lượng Canxi, Magie, Kali,… cho cơ thể, và tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hoặc dài.
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị rối loạn điện giải hữu hiệu giúp đào thải các loại độc tố ra khỏi máu. Phương pháp này thường áp dụng đối với những bệnh nhân bị suy thận hoặc chức năng thận bị ảnh hưởng, không thể sử dụng những phương pháp điều trị rối loạn điện giải khác.
Làm thế nào để phòng chống tình trạng mất cân bằng điện giải
Với tình trạng rối loạn điện giải do bệnh lý đặc biệt, các bác sẽ có biện pháp riêng để xử lý. Tuy nhiên ngay trong đời sống thường ngày bạn vẫn có thể tự phòng chống tình trạng mất cân bằng điện giải qua một vài thay đổi trong lối sống. Theo đó, bạn nên áp dụng một số phương pháp đơn giản sau:
- Luyện tập thể dục thể thao khoảng nửa tiếng mỗi ngày để giúp máu lưu thông thuận lợi hơn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và những chất kích thích khác.
- Xây dựng chế ăn uống điều độ, ngủ giấc (lý tưởng là 7-8 tiếng/ngày).
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất điện giải. Ví dụ như khoai tây hoặc khoai lang, các loại đậu đỗ,..
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để phát hiện những thay đổi bất thường trong cơ thể.
Đặc biệt, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, không uống quá nhiều cũng không uống quá ít. Trong đó hãy ưu tiên sử dụng nước ion kiềm. Bởi đây là loại nước cực kỳ giàu khoáng chất có tác dụng bù đắp lượng khoáng tự nhiên, an toàn. Nước ion kiềm vừa có tác dụng phòng ngừa rối loạn điện giải lại giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn nhờ vào kích thước siêu nhỏ chỉ bằng 1/5 so với phân tử nước thông thường.
Đặc biệt sử dụng nước ion kiềm còn giúp bạn loại trừ các gốc tự do. Từ đó giúp cơ thể phòng ngừa hiệu các căn bệnh mãn tính. Đồng thời loại nước này còn hỗ trợ làm chậm lại tốc độ lão hóa giúp cho cơ thể luôn giữ được vẻ tươi trẻ.
Rối loạn điện giải nếu không phát sớm và khắc phục kịp sẽ gây ra không ít các biến thể nguy hiểm. Do đó nhận biết những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất cân bằng điện giải là điều bất cứ ai cũng cần. Tình trạng mất cân bằng các chất điện giải hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn thực hiện một lối sống khoa học, sử dụng những thực phẩm lành mạnh và bổ sung đủ nước cho cơ thể.