Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Xử lý nước thải sinh hoạt là một việc làm cần thiết đối với cuộc sống hiện đại. Đây là vấn đề quan trọng để giúp bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Nếu không xử lý nước thải kịp thời, môi trường sống sẽ bị ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và làm biến đổi hệ sinh thái. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tin tức hữu ích về xử lý nước thải sinh hoạt qua bài viết dưới đây nhé.

Xử lý nước thải là gì? Các loại hệ thống xử lý nước thải

Xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải có thể hiểu đơn giản là quá trình chuyển hóa nước thải thành dòng nước có thể thải trở lại môi trường. 

Quá trình xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải của các hộ gia đình, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy sản xuất… bằng các giai đoạn xử lý vật lý, hóa học, sinh học để cho ra nước thải an toàn với môi trường.

 

Xử lý nước thải là gì?
Xử lý nước thải là gì?

Quy trình xử lý nước thải sẽ cho ra sản phẩm sau cùng là dòng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn và chất thải bán rắn hoặc bùn. Nước thải sau xử lý được thải ra môi trường theo đường hệ thống thoát nước của khu vực, còn bùn sẽ được dùng để làm phân bón nông nghiệp.

Các loại hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải là một hệ thống tập hợp các thiết bị, công nghệ xử lý nước đơn lẻ, được liên kết với nhau để giúp giải quyết các vấn đề nước thải. 

Với mỗi tình trạng nước thải có tính chất và đặc điểm khác nhau thì các thành phần thiết bị, công nghệ xử lý nước thải được áp dụng cũng có thể khác nhau, nhưng chung quy lại đều nhằm mục đích cuối cùng là xử lý hiệu quả các thành phần ô nhiễm trong nước thải.

Tiêu chí để đánh giá một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và được thiết kế tốt gồm:

– Có khả năng xử lý những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải tốt.

– Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

– Dù chỉ mất chi phí đầu tư xây dựng và vận hành thấp nhưng vẫn đáp ứng có độ bền cao và ổn định.

– Đồng thời có thể dễ dàng nâng cấp khi có sự thay đổi về quy định chất lượng nước sau xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Dựa vào các loại nước thải ta có thể chia hệ thống xử lý nước thải thành:

– Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

– Hệ thống xử lý nước thải y tế

– Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Ngoài ra, những ngành nghề đặc thù như chăn nuôi, dệt nhuộm, xi mạ kẽm, nuôi trồng thủy hải sản,… có nguồn nước thải có tính chất riêng cũng cần có hệ thống xử lý riêng.

Tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt?

Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Nước thải thực chất là nguồn nước đã qua sử dụng từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp và thương mại. 

Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt chủ yếu là dòng nước được sản sinh từ những hoạt động của con người tại các khu dân cư, cơ quan, trường học, chợ (bao gồm nước thải từ nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp, nước giặt, quá trình phân hủy của rác thải hữu cơ, các chất lỏng tồn dư như dầu ăn, thuốc trừ sâu, sơn, sự cố rò rỉ, tràn hầm phốt…) xả ra môi trường qua hệ thống đường mương, cống dẫn nước.

Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt

Tùy theo mật độ dân số ở mỗi khu vực mà lượng nước thải sinh hoạt xả ra khác nhau. Nơi có số dân càng nhiều, nhu cầu sử dụng nước càng cao thì có lượng nước thải ra môi trường bên ngoài càng lớn.

Các loại nước thải thường gây ra những vấn đề ô nhiễm, nhưng không phải tất cả nước thải đều được đưa đến nhà máy xử lý nước thải. Tại nhiều thành phố (đặc biệt là những thành phố cũ), các đường ống của hệ thống cống rãnh với chức năng thu gom nước thải sinh hoạt đã xuống cấp trầm trọng. Nếu xảy ra các tình trạng mưa lớn, nước thải thô và nước mưa có thể bị hòa vào nhau và thải trực tiếp ra môi trường, gây nguy hại cho môi sinh.

Tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt? – Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt

Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần có hại. Nếu không được xử lý mà thải ngay ra môi trường, dòng nước thải này sẽ thẩm thấu các chất có hại dần vào đất, làm phá hủy các tầng địa chất của đất và gây ra ô nhiễm môi trường với những hậu quả nghiêm trọng. 

Mặt khác, khi không xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, chính các gia đình cũng sẽ chịu những tác động tiêu cực như: 

– Nguồn nước bốc mùi khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của con người

– Các hiện tượng phú dưỡng xuất hiện với nhiều rong, tảo sinh sôi khiến nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh.

– Nguồn nước không đảm bảo gây ra một số căn bệnh cho con người như tả, sốt xuất huyết, các bệnh ngoài da…

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt
Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt

Có thể nói, nếu việc xử lý nước thải sinh hoạt không được thực hiện kịp thời thì sẽ để lại những tác hại và hệ lụy vô cùng lớn đối với môi trường và con người, đặc biệt là môi trường sống của con người trong tương lai không xa. 

Vì vậy, chú trọng xử lý nước thải bằng việc áp dụng công nghệ và các phương pháp hữu hiệu là một việc làm rất cần thiết. Có như vậy, bạn sẽ không cần phải lo lắng nước thải của gia đình mình, cơ quan mình sẽ được thải ra đâu và liệu nguồn nước thải này có an toàn với môi trường hay không.

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học, rất nhiều giải pháp xử lý nước thải đã được ra đời với những công dụng và hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khảo các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản sau để bảo vệ sức khỏe gia đình cũng như góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là phương pháp loại bỏ các chất rắn và cặn bã có kích thước lớn trong nước thải. Đây là bước tiền xử lý cơ bản để chuẩn bị cho các bước xử lý nước thải tiếp theo. Theo nhiều đánh giá, bước này cũng là một trong những giai đoạn bắt buộc và quan trọng nhất của mọi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Giỏ lọc rác được sử dụng trong xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Song chắn rác, giỏ lọc rác được sử dụng trong xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Với xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, người ta thường dùng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các tạp chất không hòa tan lớn và các chất bẩn lơ lửng như rác hữu cơ, cặn bã, túi nilon, vỏ đồ hộp… Tiếp đến, bể lắng sẽ là nơi tách các chất lơ lửng có tỷ trọng bé hơn.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để giải quyết các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được phân thành 2 loại cơ bản là: 

– Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải này sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí hoạt động trong điều kiện không có Oxy để phân hủy các chất bẩn trong nước thải. Tùy theo lượng chất hữu cơ trong nước thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được thiết kế là bể chứa tự hoại hay bể biogas,…

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

– Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải này dùng các nhóm vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện cung cấp Oxy liên tục. Một số mô hình hệ thống xử lý nước thải có thiết kế theo phương pháp sinh học hiếu khí như máy sục khí, bể aeroten,…

Các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải nhờ hoạt động của các loại vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này sẽ hòa tan và phân tán nhỏ các chất hữu cơ trong nước thải từ bên trong tế bào của chúng và giữ lại tại bể.

Nhờ đó, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học sẽ đảm bảo độ an toàn và thân thiện với môi trường.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là việc đưa một chất nào đó vào nước thải để tạo ra phản ứng giữa chất được đưa vào với các tạp chất có trong nước thải, từ đó loại bỏ hoàn toàn những tạp chất này ra khỏi nước thải.

Các phản ứng diễn ra trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý có thể là phản ứng Oxi hóa khử, phản ứng kết tủa hay phản ứng phân hủy các chất độc hại với các phương pháp sử dụng là keo tụ, trung hòa…

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý

Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải có hiệu quả cao và diệt vi khuẩn tốt hơn. Một ưu điểm nổi bật khác nữa là thời gian xử lý cũng rất nhanh chóng. 

Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện đại

Trong rất nhiều cách xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay, các công nghệ xử lý nước thải hiện đại dựa trên phương pháp vi sinh được ưa chuộng sử dụng hơn cả. Có thể kể đến các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiêu biểu như: công nghệ xử lý nước thải MBBR, công nghệ xử lý nước thải AAO, công nghệ xử lý nước thải SBR, công nghệ vi sinh hiếu khí bám vào Biofor…

Đây là các công nghệ xử lý nước thải mới, hiện đại, có nhiều ưu điểm nổi bật như: dễ vận hành, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả BOD cao, chi phí bảo trì thấp, không phát sinh mùi. Ngoài ra, hệ thống ứng dụng các công nghệ này cũng rất dễ nâng cấp quy mô và công suất. 

Tuy nhiên, các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt này cũng có một vài nhược điểm. Đó là hiệu quả xử lý nước thải sẽ phụ thuộc vào độ bám của vi sinh vật vào giá thể và tuổi thọ của hệ thống thì tùy thuộc vào chất liệu.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Lưu ý về xử lý nước thải sinh hoạt và bảo vệ nguồn nước

Lưu ý về xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và thân thiện

Các phương pháp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đặc biệt hữu ích tuy nhiên cũng yêu cầu người sử dụng phải bảo trì thường xuyên. Có như vậy, hệ thống mới đảm bảo luôn vận hành một cách trôi chảy. Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tăng hiệu quả sử dụng của hệ thống xử lý nước thải:

Thường xuyên dọn rác thải rắn 

Người dùng cần chú ý đến lượng rác thải chất rắn tích tụ ở trong bồn. Đa phần các hệ thống chứa rác thải có một thiết bị đo lường đi kèm theo, sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết thời điểm cần phải đổ rác thải ra ngoài.

Các công ty xử lý nước thải khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra bồn và để ý đến mức chất thải rắn. Nếu chất thải rắn cao đến khoảng 50cm hoặc chiếm hơn 75% thể tích thì phải tháo bể. 

Tháo bể nước và bộ lọc là một việc làm quan trọng để đảm bảo hệ thống thoát nước được vận hành trơn tru.

Sử dụng sản phẩm vệ sinh tẩy rửa nhẹ 

Sử dụng sản phẩm vệ sinh tẩy rửa nhẹ
Sử dụng sản phẩm vệ sinh tẩy rửa nhẹ

Vi khuẩn có lợi rất cần thiết cho quá trình xử lý nước thải. Nếu giết hết các loại vi khuẩn này thì hệ thống xử lý nước thải sẽ không thể hoạt động hiệu quả. Vậy, nhân tố nào sẽ gây nguy hại cho các vi khuẩn có lợi này? Đáp án là các loại hóa chất mạnh. 

Do đó, khi xử lý nước thải sinh hoạt, người dùng không nên dùng hóa chất. Bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hàm lượng chất tẩy rửa thấp để chắc chắn không gây hại cho các loại vi khuẩn tốt. 

Xử lý rác thải ở cống thoát nước 

Hệ thống xử lý nước thải là một hệ thống tự động nhưng để đảm bảo cống thoát nước duy trì hoạt động tốt thì người dùng cần phải bảo trì thường xuyên. Đây là việc làm cần phải ưu tiên hàng đầu.

Bảo trì cống thoát nước là việc làm quan trọng
Bảo trì cống thoát nước là việc làm quan trọng

Lưu ý dành cho người dùng là không được ném tã bỉm, phân mèo, giấy vệ sinh, dầu xuống cống thoát nước. Bên cạnh đó, các hóa chất mạnh cũng là thứ tối kỵ không được đổ xuống cống thoát nước vì nó có thể giết chết các vi khuẩn có lợi.

Biện pháp bảo vệ nguồn nước

Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sức khỏe con người
Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sức khỏe con người

Bên cạnh việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chúng ta cũng cần có những thói quen tốt trong việc sử dụng nước. Bởi vì nước sạch và bảo vệ nguồn nước là những yếu tố thiết yếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày con người. 

Bảo vệ nguồn nước sạch sẽ giúp chúng ta phòng tránh các chứng bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa hay các bệnh về da. Nước sinh hoạt không đảm bảo tốt và điều kiện vệ sinh nguồn nước không sạch, sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại lớn đối với sức khỏe con người. Chính vì thế, chúng ta cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ nguồn nước xung quanh mình.

Giữ sạch nguồn nước

Giữ sạch nguồn nước là ưu tiên hàng đầu
Giữ sạch nguồn nước là ưu tiên hàng đầu

Để giữ nguồn nước sạch sẽ, mọi người cần chú ý không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không đổ rác gần nguồn nước, không xả trực tiếp nước thải chưa được xử lý vào nguồn nước sạch, không phóng uế bậy ra nguồn nước…

Phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt đúng cách

Phân loại và xử lý rác thải là một biện pháp bảo vệ nguồn nước
Phân loại và xử lý rác thải là một biện pháp bảo vệ nguồn nước

Việc xử lý rác thải sinh hoạt cũng là yếu tố cần thiết cho việc bảo vệ nguồn nước. Các gia đình, khu dân cư cần nêu cao ý thức xử lý rác thải với những biện pháp hợp lý để hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước chung. Trong đó, một số việc làm có thể thực hiện như trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy, phân loại rác hữu cơ và vô cơ để hỗ trợ việc xử lý hiệu quả… 

Tiết kiệm nguồn nước sạch

Bảo vệ nguồn nước cũng bao gồm thói quen tiết kiệm nước và giảm lãng phí nước trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, mỗi người nên sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay, tắm gội, giặt giũ… khóa vòi nước trong khi đánh răng. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước và bể nước để khắc phục sự cố nếu bị rò rỉ, tránh thất thoát nước sạch ra ngoài. 

Tiết kiệm nguồn nước sạch
Tiết kiệm nguồn nước sạch

Ngoài ra, các gia đình cũng thường có một lượng nước lãng phí đáng kể từ việc sử dụng máy lọc nước. Do cơ chế lọc nước của các máy lọc nước thông thường đều có xả nước thải để giúp bảo vệ lõi lọc. Để tránh lãng phí quá nhiều nguồn nước sạch, bạn nên chọn máy lọc nước có tỷ lệ nước thải thấp hoặc sử dụng máy lọc nước điện giải ion kiềm giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước.

Máy lọc nước ion kiềm là một thiết bị tạo nước ion kiềm ưu việt đang được ưa chuộng hiện nay. Khi mở nước của loại máy này, nước sẽ chảy ra ở cả vòi chính và vòi phụ. Tuy nhiên, nước ở 2 vòi này đều là dòng nước có thể sử dụng chứ không phải nước thải.

Các dòng nước tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm không phải là nước thải
Các dòng nước tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm không phải là nước thải

Vòi chính là nơi người dùng lấy các loại nước chức năng mà mình mong muốn. Trong khi nước chảy ra ở đầu vòi phụ cũng vẫn là nước sạch đạt chuẩn được lọc qua bộ lọc trong của máy. Ngoài chế độ nước trung tính, tổng pH của nước ở 2 đầu vòi luôn bằng 14. Các loại nước chảy ra từ cả 2 đầu vòi của máy lọc nước ion kiềm đều là nguồn nước tốt mà bạn có thể tận dụng cho nhiều nhu cầu khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn những phương pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay và tầm quan trọng của việc xử lý nước thải cũng như bảo vệ nguồn nước. Để tích lũy thêm cho mình những kiến thức hữu ích, bạn đừng quên thường xuyên theo dõi website: Vitamia.com.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 056 919 8888. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Bài viết liên quan