Cây ngải cứu là một loại thuốc nam rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây ngải cứu không chỉ được biết đến như là một loại rau gia vị, mà còn được xem là một vị thuốc với nhiều công dụng đặc biệt như cầm máu, điều kinh, chữa cảm cúm,…
Đôi nét về cây ngải cứu
Cây ngải cứu là cây gì? Cây ngải cứu là một loại thực vật có sức sống rất dai dẳng và bền bỉ, có độ cao trong khoảng từ 0.4 ~ 1m. Lá và cành của cây ngải cứu thường mọc rất xum xuê, lá và thân có nhiều lông nhỏ màu trắng, ngoài ra lá ngải cứu thường mọc so le nhau đồng thời chẻ như lông chim.
Phía trên bề mặt lá ngải cứu rất nhẵn, có màu xanh lục sẫm, có rất ít lông, trái ngược hoàn toàn so với mặt dưới của lá – nơi chứa rất nhiều lớp lông nhung màu trắng.
Hoa ngải cứu thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc trên ngọn của thân cây, đồng thời hoa ngải cứu cũng mang màu vàng lục rất đẹp mắt. Trong khi đó, quả của cây ngải cứu rất nhỏ, không hề có chứa lông, và có hình dạng hơi bè.
Cây ngải cứu mang một mùi thơm đặc biệt, hơi hắc so với các loại cây khác. Hoa và quả của cây ngải cứu thường trổ từ tháng 10 cho đến tháng 12.
Nhìn chung cây ngải cứu là một loại cây được trồng rất nhiều tại Việt Nam, không phân biệt Nam hay Bắc. Ngải cứu rất ưa ẩm nên thường phát triển rất nhanh vào những mùa mưa, đồng thời được trồng rất nhiều ở các khu vườn của các gia đình, hoặc các vườn thuốc của các cơ sở Đông y.
Cây ngải cứu thường có các loại như: cây ngải cứu tía và cây ngải cứu xanh. Bên cạnh đó, tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu tía cũng có chút khác biệt so với những loại ngải cứu khác.
Cây ngải cứu có những loại chất đặc biệt gì?
Cây ngải cứu là một loại thảo mộc có vị đắng vô cùng đặc trưng. Điều này được tạo nên từ các chất chứa trong loại cây này. Cụ thể,
– Trong cây ngải cứu có chứa các hoạt chất có ích trong việc điều trị bệnh như: Inuline, Silica, Thujone, Tannin, Flavonoid.
– Cây ngải cứu cũng có chứa các chất giúp chống viêm hiệu quả như Anabsinthine và Absinthin. Hai hoạt chất này cũng là nguyên nhân chính khiến cây ngải cứu có vị đắng, giúp cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Trong cây ngải cứu có chứa một lượng tinh dầu, đồng thời với tính ấm của mình, loại cây này được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp:
Tác dụng của cây ngải cứu giúp trị ho, cảm, đau đầu
Cây ngải cứu mang tính ấm và có hàm lượng tinh dầu dồi dào nên cây ngải cứu có tác dụng giải cảm tuyệt vời.
Cách dùng ngải cứu để giải cảm
Dùng ngải cứu để giải cảm là phương thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Các bạn chỉ cần dùng khoảng 300gram ngải cứu, 100gr lá bưởi, cùng 100gr lá khuynh diệp sau đó cho thêm 2 lít nước và đun sôi trong vòng 20 phút. Sau đó, chúng ta dùng nước vừa đun sôi để xông trong vòng 15 phút.
Một cách dùng lá ngải cứu để giải cảm đó là dùng 100gram ngải cứu, 100gr lá húng chanh, 100gram tía tô và 50gram lá sả sau đó cho vào nửa lít nước rồi đun sôi và uống khi nguội. Chúng ta có thể lặp đi lặp lại bài thuốc này trong vòng 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất, giúp trị ho, sổ mũi, hoa mắt, cảm cúm,…
Tác dụng của ngải cứu để bồi bổ cơ thể, chữa kém ăn
Lá ngải cứu còn là bài thuốc có công dụng bồi bổ cơ thể, kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Chúng ta có thể dùng kết hợp 250gram ngải cứu, 20gram kỷ tử, 10 gram đinh quy, 2 quả lê, 1 con gà ri (hoặc gà ác) và hầm với nửa lít nước sau đó ăn để bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 2 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây ngải cứu giúp cầm máu và sơ cứu vết thương
Từ xa xưa ông bà ta đã có thói quen dùng lá ngải cứu vò nát để đắp vào những vết đứt tay, vết thương hở. Trong lá ngải cứu có chứa Flavonoid có công dụng cầm máu và kháng viêm cực kỳ tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm khuẩn vào vết thương, lá ngải cứu cần được sơ chế thật sạch trước khi áp dụng phương pháp này.
Tác dụng của cây ngải cứu trong việc điều trị mụn nhọt
Lá ngải cứu không chỉ có công dụng cầm máu vết thương, mà việc sử dụng lá ngải cứu đã được giã nhuyễn để đắp lên da cũng được chứng minh có tác dụng điều trị mụn, cải thiện làn da.
Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một lượng ngải cứu vừa đủ, giã nhuyễn và đắp lên vùng da bị mụn nhọt trong vòng 20 phút là làn da của bạn sẽ cải thiện từng ngày. Ngoài ra, mặt nạ làm từ lá ngải cứu cũng giúp da trắng sáng hơn, và tránh mẩn ngứa.
Cây ngải cứu giúp an thai hiệu quả
Phụ nữ có thai nên sử dụng ngải cứu trong thực đơn của mình để an thai, tránh nguy cơ sảy thai. Lá ngải cứu cực kỳ lành tính, không gây tình trạng kích thích tử cung, đồng thời có tác dụng chữa chứng ra máu thai kỳ, và đau bụng cho mẹ bầu.
Cách dùng ngải cứu để an thai cũng rất đơn giản, thai phụ chỉ cần sử dụng 16gram lá ngải cứu, cùng với 16gram lá tía tô đem sắc với 600ml nước là đã có thể sử dụng. Đối với bài thuốc an thai này, các mẹ bầu chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần là đã phát huy tác dụng rồi.
Lá ngải cứu có tác dụng điều hòa và ổn định kinh nguyệt
Lá ngải cứu là một vị thuốc Đông y giúp điều hòa và ổn định kinh nguyệt, giảm thiểu tối đa các triệu chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Trước mỗi kỳ kinh nguyệt 1 tuần, chị em phụ nữ chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu hãm uống thay trà mỗi ngày thì kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra suôn sẻ.
Cách chế biến trà ngải cứu điều hòa kinh nguyệt rất đơn giản, chỉ cần sử dụng từ 6 ~ 12gram lá ngải cứu sau đó hãm với nước sôi hoặc sắc với nước để uống 3 lần mỗi ngày là có thể phát huy tác dụng rồi.
Bên cạnh đó, có thể dùng lá ngải cứu xào trứng, nấu canh ngải cứu với thịt nạc để đổi bữa, cũng đem đến hiệu quả tương tự.
Đối với những người mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều thì dùng cây ngải cứu khô sắc với nước uống thay trà sẽ hiệu quả hơn. Nếu cảm thấy khó uống, người dùng có thể cho thêm một chút đường và sử dụng ngày 2 lần.
Cây ngải cứu hỗ trợ giảm mỡ bụng hiệu quả
Ngoài việc sử dụng để chế biến thành những món ăn hoặc nước uống bổ dưỡng, chúng ta có thể lấy một nắm lá ngải cứu to và rang với 1 cân muối biển. Sau đó, cho hỗn hợp trên vào một cái túi và đắp lên bụng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp đánh tan mỡ bụng, giữ ấm ổ bụng, làm giảm tình trạng táo bón.
Lá ngải cứu hỗ trợ giảm đau xương khớp, đau thần kinh tọa
Dùng 300gram lá ngải cứu giã nát kết hợp với 2 thìa mật ong rồi chắt lấy nước để uống sẽ giúp chữa đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả. Người bệnh nên dùng vào buổi trưa và buổi chiều, đồng thời sử dụng liên tiếp trong khoảng 2 tuần để đạt hiệu quả.
Lá ngải cứu trị rôm sảy ở trẻ em
Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thường xuyên bị rôm sảy, bạn hãy dùng lá ngải cứu giã thật nhuyễn và vắt kiệt nước. Sau đó dùng nước lá ngải cứu để hòa vào nước tắm cho bé sẽ giúp giảm thiểu ngứa ngáy, điều trị rôm sảy.
Lưu ý: Cây ngải cứu sẽ chỉ phát huy tác dụng chữa và điều trị bệnh nếu không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào. Vì thế, để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, việc sơ chế kỹ lưỡng cây ngải cứu là vô cùng cần thiết. Một trong những cách sơ chế cây ngải cứu tốt nhất là dùng nước ion kiềm có độ pH 11.5 từ máy lọc nước Kangen. Nước ion kiềm có độ pH 11.5 với tính kiềm mạnh sẽ giúp bóc tách toàn bộ các hóa chất, thuốc trừ sâu, các chất độc hại có trong ngải cứu, giúp người dùng an tâm hơn khi sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu để trị bệnh
Cây ngải cứu có thể tạo ra một số tác dụng phụ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mặc dù cây ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa 4 lần một tuần nhằm tránh một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Tê chân tay
Chóng mặt, đau đầu
Buồn nôn
Suy nhược
Rối loạn nhịp tim
Khó tiểu
Kích ứng da
Cây ngải cứu có thể tạo ra phản ứng với một số loại thuốc
Các nhà khoa học chỉ ra rằng cây ngải cứu có thể làm giảm công dụng của các loại thuốc điều trị bệnh co giật, chẳng hạn như Carbamazepine, Phenytoin và nhiều loại thuốc khác.
Chính vì thế, nếu đang sử dụng các loại thuốc nêu trên thì các bạn không nên ăn kèm hoặc sử dụng những sản phẩm có thành phần từ cây ngải cứu để giảm thiểu tác dụng không mong muốn xảy ra nhé.
Dùng cây ngải cứu để trị bệnh cần lưu ý những gì
Để đảm bảo hiệu quả hoặc giữ an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng cây ngải cứu chúng ta cần đặc biệt lưu ý những điểm sau đây:
– Không nên sử dụng cây ngải cứu quá 4 lần mỗi tuần bởi vì lượng hoạt chất thujone có trong ngải cứu sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng quá nhiều.
– Bất kỳ ai bị phản ứng hoặc dị ứng với các loại cây nằm trong họ Asteraceae như cây cải cúc, hoa cúc, cúc vạn thọ thì đều được khuyến cáo không nên sử dụng cây ngải cứu vì sẽ gặp tình trạng dị ứng tương tự như vậy.
– Những người có tiền sử mắc bệnh máu di truyền Porphyria cũng được khuyên không nên sử dụng cây ngải cứu trong bất kỳ trường hợp nào để tránh làm bệnh tình trở nên tệ hơn.
– Những người mắc các bệnh liên quan đến thận không nên sử dụng cây ngải cứu, trà ngải cứu hoặc món ăn chế biến từ ngải cứu bởi dầu ngải cứu có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Cây ngải cứu cũng không thích hợp dùng cho những bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn đường ruột, vì điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh.
Như vậy, cây ngải cứu có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, giúp điều trị nhiều loại bệnh tật khác nhau. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không đáng có, chúng ta vẫn nên thận trọng trong quá trình sử dụng. Đối với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, các bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị thì cần tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, các bạn có thể truy cập vào trang web https://vitamia.com.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!