Uống trà sữa có tốt không? Giải đáp thắc mắc về trà sữa

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Uống trà sữa có tốt không?” là câu hỏi canh cánh đối với nhiều tín đồ mê mẩn loại thức uống này. Trong những năm gần đây, trend uống trà sữa vẫn luôn được ưa chuộng trên khắp nẻo đường Việt Nam. Không ít người lớn và trẻ em thừa nhận “nghiện” trà sữa. Thế nhưng, loại thức uống “vạn người mê” này có ngon nhưng liệu có bổ? 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu uống trà sữa có tốt không và uống trà sữa có tác hại hay công dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!

Trà sữa là gì?

Trà sữa là gì? Trà sữa có nguồn gốc từ nước nào?

Trà sữa là loại thức uống có thành phần được kết hợp từ 2 nguyên liệu chính là trà và sữa. Ngoài ra, mỗi loại trà sữa khác nhau sẽ có thêm các nguyên liệu phụ, cách pha chế và tỷ lệ khác nhau.

Trà sữa ở Việt Nam thường được làm theo các công thức trà sữa Đài Loan với loại topping nổi tiếng là những viên trân châu dẻo dai hoặc giòn ngọt ở đáy ly. 

Trà sữa là gì?
Trà sữa là gì? – Uống trà sữa có tốt không?

Bên cạnh đó còn có đa dạng các loại hương vị và topping hấp dẫn khác như hồng trà sữa, vị matcha, vị chocolate, vị caramel, vị cà phê, topping kem mặn, sương sáo, thạch trái cây, thạch phô mai, pudding…

Sự phổ biến của trà sữa kiểu Đài Loan khiến nhiều người lầm tưởng đây là nơi sinh ra món đồ uống vạn người mê này. Tuy nhiên, trên thực tế, quê hương của trà sữa chính là nước Anh.

Vào khoảng thế kỷ 17 – 18, tầng lớp quý tộc Anh thường có một thú vui tao nhã là thưởng trà. Lúc này, họ nhận thấy khi rót trà nóng vào tách bằng sứ thì tách rất dễ bị vỡ. Để giải quyết vấn đề này, họ đã thêm một ít sữa vào tách trước, sau đó mới rót trà vào sau. Đó chính là câu chuyện ra đời của món trà sữa nổi tiếng.

Trà đổ vào sữa hay sữa đổ vào trà?

Cách pha trà sữa có sự khác nhau ở mỗi quốc gia: 

Cách pha chế trà sữa
Cách pha chế trà sữa

Ở Anh, người ta vẫn giữ cách pha trà sữa truyền thống là cho sữa vào trước rồi mới đổ trà vào sau. Cách pha này được cho là có tác dụng khiến trà sữa có vị thơm và cân bằng được lượng cafein, đồng thời tránh việc ly/tách đựng trà bị nứt.

Ở Ấn Độ, người dân đun trà cùng các thảo mộc như hoa hồi, gừng, lá nguyệt quế, đinh hương, quế, thảo quả… trong 10 phút, sau đó mới thêm các nguyên liệu khác như sữa, đường…

Ở Việt Nam, cách pha trà sữa thường là cho tất cả nguyên liệu gồm trà, sữa, bột béo, siro, đá… vào chung 1 bình lắc và lắc đều cho hỗn hợp hoà quyện.

Đó chỉ là một số cách pha chế phổ biến, còn không ai quy định trà đổ vào sữa hay sữa đổ vào trà mới đúng. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ một cách nào để thực hành pha những ly trà sữa thơm ngon cho mình.

Các thành phần nguyên liệu có trong trà sữa

Nếu là tín đồ thường xuyên uống trà sữa trân châu thì bạn chắc chắn sẽ biết đến những thành phần cơ bản có trong loại thức uống này. Trong đó, có thể kể đến các thành phần chính như:

Nguyên liệu pha trà sữa 
Nguyên liệu pha trà sữa

Trà 

Pha chế trà sữa có thể sử dụng nhiều loại trà khác nhau. Thông thường, một số loại trà tiêu biểu hay được dùng trong trà sữa đó là trà Ô long, trà đen, trà xanh… Những loại trà này có chứa các chất chống Oxy hóa, tốt cho cơ thể con người. 

Sữa

Trà sữa ở ngoài quán thường được pha bằng kem béo thay cho sữa tươi và sữa đặc bởi có thể kích thích khẩu vị và giá rẻ hơn giúp người bán tăng lợi nhuận.

Trong thành phần của kem béo có nhiều dầu thực vật được hydro hóa. Điều này có thể khiến người tiêu thụ gặp một số vấn đề về sức khỏe như: tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, tắc mạch máu. Ngoài ra, hàm lượng Canxi, các vitamin và protein trong kem béo cũng rất thấp so với sữa tươi.

Hạt trân châu

Trân châu là topping quen thuộc nhất của loại thức uống này. Trà sữa trân châu thường được thêm 2 loại trân châu là trân châu trắng và trân châu đen, có nhân thường dùng là caramel hoặc đường với vị ngọt hấp dẫn người dùng.

Đường

Đường có trong hầu hết mọi nguyên liệu làm nên ly trà sữa. Trong trân châu, nước trà, sữa hay kem béo… đều có đường, hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị mê mẩn cho những tín đồ hảo ngọt.

Trà sữa có rất nhiều đường
Trà sữa có rất nhiều đường

Các thành phần khác

Ngoài các thành phần chính kể trên, những ly trà sữa trở nên tuyệt vời và hấp dẫn người dùng hơn nhờ có thêm nhiều màu sắc, hương vị từ các loại hương liệu, topping… kết hợp đa dạng.

Trà sữa có dinh dưỡng gì? – Uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo?

Những dinh dưỡng nhận có trong trà sữa

Với sự thịnh hành của trà sữa cũng như lượng người tiêu thụ ngày càng nhiều. Để tìm hiểu uống trà sữa có tốt không, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu để phân tích, xác định thành phần dinh dưỡng có trong loại thức uống này. Theo đó, các nhà khoa học đã thống kê được trong 240ml trà sữa có chứa 120 calo, 28g đường, 1,5g chất béo, 28g carbohydrate, 0g chất xơ, 0g protein…

Trà sữa có các thành phần dinh dưỡng nào?
Trà sữa có các thành phần dinh dưỡng nào?

Lượng chất này được tính cho công thức thông thường người dùng hay lựa chọn khi đặt trà sữa. Với những cốc trà sữa vị khác nhau, topping khác nhau thì lượng calo và hàm lượng các chất sẽ thay đổi. Ngoài ra, trà sữa còn có Folate, Sắt, Canxi và Selen nhưng chỉ với một lượng rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày một người cần hấp thụ lượng calo trung bình là khoảng 2000 calo. Trong khi đó, một ly trà sữa trân châu (thành phần nhiều calo nhất chính là trân châu) sẽ cung cấp khoảng từ 350 – 500 calo, tương đương 17% DV (giá trị dinh dưỡng hằng ngày). Để tiêu hao năng lượng khi uống một ly trà sữa, ước tính bạn cần phải chạy bộ trong 33 phút, đạp xe đạp 42 phút hoặc khiêu vũ 98 phút.

uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo
Uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo?

Vậy với lượng calo như thế, uống trà sữa có tốt không?

Uống trà sữa nhiều có tốt không? – Uống trà sữa có tác dụng gì?

Trước tình trạng cả trẻ em và người lớn rất chuộng trà sữa, thậm chí nhiều người còn không ăn các bữa chính trong ngày mà chỉ uống trà sữa, các bậc phụ huynh cũng đặt nghi vấn liệu uống trà sữa có tác dụng gì? 

Dựa trên phân tích thành phần dinh dưỡng, có thể thấy trà sữa cung cấp nhiều calo và carbohydrate mang lại năng lượng, tuy nhiên lợi ích của loại thức uống này với sức khỏe là rất ít.

Uống trà sữa có tốt không? – Uống trà sữa giúp giảm stress

Với lượng đường khá lớn, trà sữa cũng là một loại đồ ngọt điển hình. Trong một nghiên cứu thí nghiệm trên chuột của các nhà khoa học tại Đại học Cincinnati (Mỹ), kết quả cho thấy đồ ngọt có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy những con chuột được ăn đồ ngọt có hàm lượng hormone glucocorticoid (hormone gây ra stress) khá thấp.

Uống trà sữa có tốt không - Giúp giảm stress
Uống trà sữa có tốt không?

Vì thế, người đứng đầu trong nghiên cứu nói trên, nhà tâm lý học Yvonne Ulrich-Lai, đã khẳng định rằng: “Glucocorticoid giúp mỗi người sống sót và phục hồi sau stress”. 

Điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều người thích ăn đồ ngọt, uống trà sữa khi căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, uống trà sữa nói riêng và tiêu thụ đồ ngọt nói chung chỉ là một phương pháp hỗ trợ tạm thời xoa dịu tâm lý chứ không nên lạm dụng.

Uống trà sữa có tốt không? – Uống trà sữa giúp hạ huyết áp

Uống trà sữa có tốt không - Giúp hạ huyết áp
Uống trà sữa có tốt không? – Giúp hạ huyết áp

Trà sữa, với thành phần trà là trà xanh, là một loại thức uống tốt với người mắc bệnh huyết áp. Trà xanh có thể giúp giảm chỉ số huyết áp đồng thời các cholesterol xấu cũng giảm theo, từ đó ngăn ngừa một số bệnh tim mạch và đột quỵ.

Uống trà sữa có tốt không? – Có thể giảm nguy cơ ung thư

Trà sữa pha từ trà xanh có chất ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Trà sữa pha từ trà xanh có chất ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Lợi ích này cũng đến từ thành phần trà xanh trong trà sữa. Trà xanh có chứa chất chống Oxy hóa có tác dụng giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại. Bên cạnh đó, trà xanh cũng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư trực tràng, do thành phần Selen. 

Tuy nhiên, không phải trà sữa nào cũng có nguyên liệu trà xanh, đồng nghĩa với công dụng này thay đổi khi công thức pha chế thay đổi.

Uống nhiều trà sữa có tốt không? – Uống trà sữa có tác hại gì?

Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Tiến sĩ. Từ Ngữ nhận định rằng, nếu tách riêng chỉ trà và sữa thì cả 2 đều là đồ uống lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau, kèm theo đó là bổ sung các loại chất phụ gia thì những lợi ích riêng của cả trà và sữa đều sẽ bị hủy hoại.

Không thể phủ nhận trà sữa có một số tác dụng, tuy nhiên nó không tạo nên nhiều tác động tích cực rõ nét. Bên cạnh thắc mắc uống trà sữa có tốt không thì điều mà mọi người cần quan tâm chú ý hơn đó là uống trà sữa có tác hại gì? 

1. Uống trà sữa có tác hại gì? – Gây mất ngủ

Uống trà sữa có tác hại gì - Gây mất ngủ
Uống trà sữa gây mất ngủ

Đây là một trong những tác hại của trà sữa dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là tương tự cà phê, trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Việc uống nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều caffeine, gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ.

2. Ngộ độc thực phẩm 

Tác hại này đến từ việc người bán không bảo quản trà sữa đúng cách hoặc sử dụng các nguyên liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hay không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự thiếu trách nhiệm của người bán có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

3. Táo bón

Caffeine trong trà là một chất rất có lợi cho hệ bài tiết với tác dụng nhuận tràng tốt. Bên cạnh đó, trà cũng có chất Theophylline mang lại tác dụng giải độc cơ thể, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều Theophylline từ trà sữa, người dùng có thể bị mất nước dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, ăn nhiều hạt trân châu trong trà sữa cũng đồng thời cung cấp cho cơ thể quá nhiều tinh bột, cũng khiến dễ gây ra táo bón.

4. Gây thừa cân, béo phì

Tác hại của việc uống trà sữa - gây béo phì
Tác hại của việc uống trà sữa là gây béo phì

“Uống trà sữa nhiều có tốt không?” và “Uống trà sữa có tăng cân không?” là những câu hỏi rất dễ trả lời. Và đáp án đều là không. Đặc biệt đối với những người dễ tăng cân, loại đồ uống này càng là mối quan ngại, lo lắng. 

Một ly trà sữa khoảng 500ml sẽ có tới hơn 350 calo. Nếu bạn “ngon miệng” uống một lúc hơn 2 ly trà sữa như một thói quen thì nguy cơ tăng cân, béo phì hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, trà sữa có rất nhiều đường và calo rỗng. Nếu uống nhiều và thường xuyên, bạn không chỉ phải đối mặt với nguy cơ bị thừa cân, béo phì mà còn dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. 

5. Da bị nổi mụn

Tác hại của việc uống nhiều trà sữa còn là gây nổi mụn. Nếu uống với lượng nhỏ, trà có công dụng giúp giải độc. Nhưng khi uống quá nhiều, trà sữa sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây mất cân bằng các chất, dẫn đến da bị nổi mụn. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng và biểu hiện bị mụn rõ nét nhất là mặt, cổ và ngực.

6. Gây tổn thương gan, thận

Thay vì dùng trà để pha chế trà sữa, không ít người bán đã sử dụng các hóa chất khác nhau nhằm giảm chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận. Việc làm này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến người tiêu thụ. Người uống trà sữa pha hóa chất có thể bị tổn thương chức năng gan, thận… dẫn đến hậu quả khó lường.

7. Khó kiểm soát đường huyết – Không tốt cho người bệnh tiểu đường

Trà sữa không phải là loại thức uống lành mạnh đối với người bị tiểu đường. Bởi người bệnh tiểu đường cần tập trung cắt giảm lượng thực phẩm giàu tinh bột nhưng trà sữa là một loại thức uống giàu đường và tinh bột, nếu nạp thêm đồ uống này vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ đường huyết. 

Vì vậy, người có nguy cơ bị tiểu đường (hay đái tháo đường) nên hạn chế uống trà sữa để không nguy hại cho sức khỏe.

Bà bầu uống trà sữa có tốt không?

Bà bầu uống nhiều trà sữa có tốt không?
Bà bầu uống trà sữa có tốt không?

Thực tế, “Bà bầu uống trà sữa được không?” thì câu trả lời là có. Nhưng “Uống trà sữa có tốt cho bà bầu không?” thì câu trả lời chắc chắn là không. Việc bà bầu uống 1 hoặc 2 ly trà sữa, thực chất sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, loại thức uống này không nên sử dụng thường xuyên.

Những khuyến cáo chuyên khoa cũng nhắc nhở bà bầu nên hạn chế uống trà sữa trong giai đoạn mang thai. 

Trong trà sữa có chứa Caffeine và Axit Tannic. Đây là những hoạt chất mà cơ thể người mang thai rất khó hấp thụ cũng như chuyển hóa hoàn toàn. Không chỉ vậy, trong trà sữa còn có các thành phần phụ được pha chế thêm vào, là những chất làm tăng nồng độ đường trong máu, dẫn đến khả năng mắc tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu nên dùng các loại thức uống lành mạnh
Bà bầu nên dùng các loại thức uống lành mạnh

Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc lựa chọn các loại thực phẩm và đồ uống. Không thể uống trà sữa nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thức uống ngon và lành mạnh khác như nước đậu đen, nước dừa, nước ép, trà hoa cúc, trà thảo mộc, trà hoa nhài, trà gừng, trà chanh… 

Ngoài ra, để các loại trà và thức uống dậy mùi vị và thêm phần thơm ngon, hấp dẫn, bạn nên dùng nước điện giải ion kiềm để pha. Đây là loại nước uống có nhiều đặc tính tốt, rất có lợi cho sức khỏe.

Lưu ý để uống trà sữa đúng cách

Uống trà sữa mỗi ngày có tốt không? – 1 tuần nên uống bao nhiêu trà sữa?

Uống trà sữa mỗi ngày có tốt không
Uống trà sữa mỗi ngày có tốt không?

Mỗi ngày đều uống trà sữa có tốt không? Với việc mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe như trên, việc uống trà sữa mỗi ngày là điều không nên. Lượng tiêu thụ trà sữa khuyến cáo là chỉ nên uống một ly trong một tuần. Và tốt nhất là bạn nên tập thói quen dần ít và không uống trà sữa nữa để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Cách uống trà sữa cho người sợ béo

Nếu bạn muốn uống trà sữa nhưng sợ béo,hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để hạn chế mức thấp nhất có thể tác hại của trà sữa: 

– Khi mua trà sữa, thay vì chọn 100% đường thì bạn nên yêu cầu dùng 65% – 70% đường hoặc mức thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn hạn chế gọi các loại topping như trân châu, thạch hay phô mai để giảm thiểu lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

– Thay đổi kích thước (size) của ly trà sữa và dần thay đổi tần suất uống. Trà sữa có nhiều size. Nếu trước đây bạn quen uống ly size L thì bây giờ hãy giảm lại còn size S hoặc M để giúp giảm lượng đường tiêu thụ.

Giảm đường và topping để uống trà sữa ít béo hơn
Giảm đường và topping để uống trà sữa ít béo hơn

– Khi tự pha trà sữa tại nhà hay tìm mua từ các cửa hàng bên ngoài, lời khuyên dành cho bạn là nên chọn thêm sữa tươi vào trà. Vì sữa tươi có lượng khoáng chất cao hơn sữa đặc hoặc kem béo, đồng thời loại sữa này cũng không chứa nhiều dầu thực vật bị hydro hóa.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế sữa thường dùng trong các công thức trà sữa thông thường bằng các loại sữa tách béo chẳng hạn sữa đậu nành, sữa dừa, sữa hạt hay các loại sữa tốt cho sức khỏe khác…

– Ngoài ra, bạn nên uống trà sữa khi nào? Trong một ngày, bạn cần chú ý 2 điều về thời gian uống trà sữa là:

Không nên uống trà sữa sau khi ăn vì dễ gây ra tình trạng đầy bụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa và dễ gây tăng cân. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn có thể uống trà sữa sau khi ăn 2-3 tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, tối uống trà sữa có tốt không thì câu trả lời cũng là không. Việc hạn chế uống trà sữa vào buổi tối sẽ giúp tránh bị mất ngủ và béo bụng. Đặc biệt, nếu là người không quen uống trà, bạn cũng nên tránh sử dụng trà sữa sau 2 giờ chiều.

Tối uống trà sữa có tốt không
Tối uống trà sữa có tốt không?

Không nên cho trẻ nhỏ uống trà sữa 

Trẻ em uống trà sữa có tốt không? – Trà sữa không phải loại thức uống mà mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, sử dụng hàng ngày. Các bậc làm cha, làm mẹ không nên cho bé uống trà sữa gần bữa ăn chính vì sẽ khiến trẻ có cảm giác no và dẫn đến ăn ít hoặc bỏ ăn, gây thiếu hụt dưỡng chất.

Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể trẻ nhỏ thường chưa hoàn thiện và có thể gặp khó khăn trong quá trình đào thải các chất dư thừa ra ngoài. Bởi vậy, để đảm bảo, cha mẹ không nên cho con trẻ uống trà sữa (nhất là khi các con chưa đủ 6 tuổi) để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Như vậy, hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Uống trà sữa có tốt không?”. Loại thức uống này vẫn thịnh hành đối với mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, trà sữa không phải là loại thức uống nên sử dụng thường xuyên. Để đảm bảo sức khỏe và chủ động phòng ngừa tác hại của việc uống trà sữa, bạn hãy tự nhắc nhở mình điều chỉnh tần suất uống trà sữa phù hợp và đúng cách.

Để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích về sức khỏe, bạn hãy truy cập vào website: vitamia.com.vn và liên hệ Hotline: 056 919 8888 để được tư vấn hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan