Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người mắc bệnh tim mạch cần có chế độ ăn uống khoa học để góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh tim mạch kiêng ăn gì là vấn đề mà hầu hết người bệnh đều quan tâm.
Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh lý tim mạch thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là những người lớn tuổi. Nguyên nhân thường gặp của chứng bệnh này do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc, ít vận động, căng thẳng, chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến bệnh béo phì, ăn nhiều muối, uống rượu bia…
Bệnh lý tim mạch ở trẻ em thường nguyên nhân là do béo phì. Nếu không kiểm soát tốt chế độ sinh hoạt và ăn uống dễ ngay ra các nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch ở người trẻ tuổi.
Do những nguyên nhân kể trên, phần nào chúng ta cũng suy đoán được phần nào bệnh tim mạch kiêng ăn gì?
Giải đáp của chuyên gia về vấn đề bệnh tim mạch kiêng ăn gì
Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn
Nồng độ cholesterol cao và béo phì chính là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu đưa vào cơ thể quá nhiều chất béo sẽ khiến nồng độ cholesterol tăng lên, đồng thời gia tăng cân nặng, gây béo phì. Chính vì vậy, cần giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể hàng ngày, nhất là chất béo no (chất béo bão hòa) có trong mỡ động vật với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng. Đối với chất béo bão hòa, cần giảm xuống dưới 10% bởi đây là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao.
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý mạch vành và chứng xơ vữa động mạch là do nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Do đó, cần kết hợp điều trị hiệu quả tình trạng tăng cholesterol với chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol, có thể kết hợp với các loại thực phẩm chức năng như Pulse Box để tăng hiệu quả điều trị, ổn định cholesterol trong máu.
Những loại thực phẩm nhiều chất béo người bệnh tim mạch không nên ăn như mỡ lợn, bơ, thịt xông khói, đồ ăn nhanh, nước sốt thịt, dầu dừa, dầu cọ, sốt kem, cacao butter ,…
Hạn chế lượng đạm cung cấp cho cơ thể
Lượng đạm trong khẩu phần ăn của người bình thường thường chiếm 30% khẩu phần. Đối với người mắc bệnh tim mạch chỉ nên duy trì lượng đạm với khoảng 15% tổng nhu cầu năng lượng.
Những thực phẩm giàu đạm như thịt gà, thịt bò, sữa, đậu… cần bổ sung ở mức độ hợp lý trong thực đơn của người bệnh tim mạch.
Giảm lượng muối trong chế độ ăn
Bệnh tim mạch nên kiêng gì? Ăn mặn là điều người mắc bệnh tim mạch cần kiêng. Bởi ăn quá nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng cao – đây là tác nhân trực tiếp gây ra các vấn đề về tim mạch. Đối với người bệnh tim mạch, lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày chỉ nên duy trì trong khoảng 1,5 g – 3 g.
Để giảm lượng muối, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, nước ép cà chua, nước mắm, nước tương…
Tránh xa thuốc lá
Đối với người mắc bệnh tim mạch, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ tử vong. Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại như nicotin, formaldehyt, hắc ín,… gây tác động trực tiếp đến tim mạch bởi các chất này làm giảm lượng khí oxy đến tim, tăng co thắt động mạch vành, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Hạn chế uống nhiều rượu
Uống nhiều rượu gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đối với người mắc bệnh tim mạch, rượu làm tăng lượng triglyceride trong máu, gây xơ cứng mạch, thu hẹp lòng mạch, gây đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, uống rượu điều độ lại rất có lợi cho tim mạch. Theo nghiên cứu, mỗi ngày uống khoảng 100 ml rượu nho giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài những loại thực phẩm và yếu tố người mắc bệnh tim mạch cần kiêng ở trên, người bệnh nên chú ý kiểm soát vấn đề về cân nặng. Bởi thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Người bệnh tim mạch cần duy trì những thói quen tích cực
Tăng cường lượng tinh bột
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần bổ sung 50 – 55% lượng tinh bột có trong rau, củ, quả. Hoa quả, rau xanh và các loại hạt nguyên vỏ không chỉ chứa tinh bột mà còn chứa nhiều chất xơ, chất chống ôxy hóa tốt cho tim mạch. Ngoài ra, trong các loại ngũ cốc, mì ống, bánh mì cũng chứa hàm lượng tinh bột rất lớn.
Tăng cường vận động, hoạt động thể chất
Tăng cường hoạt động thể chất, vận động cơ thể hợp lý đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tim mạch và những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, mỗi ngày nên dành từ 30 – 60 phút cho hoạt động thể dục với cường độ hợp lý. Người mắc bệnh tim mạch có thể vận động nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, hay chơi các môn thể thao như đá cầu, cầu lông…
Tập thói quen đọc nhãn sản phẩm
Người tiêu dùng khi mua sắm sản phẩm cần tập cho mình thói quen đọc nhãn mác bởi điều này giúp mọi người nắm được hàm lượng calo, chất béo, muối, đường… trong sản phẩm để chủ động lựa chọn cho phù hợp với chế độ ăn uống của mình.
Bổ sung thực phẩm chức năng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sử dụng Pulse Box hàng ngày giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ổn định chỉ số huyết áp, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, đào thải các chất độc ra ngoài, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về tim mạch.
Sử dụng Pulse Box hàng ngày, giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tim mạch và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm: Thông tin chi tết thực phẩm chức năng Pulse Box – Cho bạn một trái tim khỏe, lưu thông mạch máu