Cảnh báo những nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ em

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Trào ngược dạ dày là bệnh gây nên do sự trào ngược thường xuyên kéo dài những chất chứa đựng trong dạ dày lên thực quản. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ số lượng mắc trào ngược dạ dày ở trẻ em dao động từ 2-7%.

Tình trạng mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ có tỷ lệ khác nhau tuỳ vùng miền như ở Mỹ tỷ lệ trào ngược dạ dày là 15,1 – 20%, ở Nhật Bản là 10 – 15%, tại Trung Quốc tỷ lệ này thấp hơn là từ 0,1- 5%.

 

 

Triệu chứng lâm sàng của bệnh trào ngược dạ dày là nôn nhiều lần. Triệu chứng ở trẻ em thường khó phát hiện hơn ở người lớn, bao gồm nôn tái phát, ho kéo dài, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, ợ. Trẻ có thể khóc thét khi đang nằm ngủ, kích thích quấy khóc, ngủ ít, khó nuốt, thường xuyên viêm tai hoặc viêm mũi xoang, lười ăn, thở mùi axit, ỉa phân lỏng hoặc táo bón, nang phổi bẩm sinh. Đối với trẻ sơ sinh đây cũng là nguyên nhân có thể gây đột tử ở trẻ đẻ non, do có luồng trào ngược tới vùng hạ họng gây co thắt thanh quản và ngừng thở do tắc. Biến chứng phổ biến của GERD là nôn, từ chối ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, viêm thực quản và hẹp thực quản. Trào ngược dạ dày hay gặp nhất ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên 60% các trẻ giảm triệu chứng khi trên 6 tháng lúc chuyển sang chế độ ăn rắn và trẻ đã đi lại được, có tới 90% trẻ hết hẳn triệu chứng khi được 8- 10 tháng tuổi.

Nguyên nhân trẻ em dễ bị trào ngược dạ dày

 

 

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em là do dạ dày trẻ chưa phát triển hoàn thiện, giai đoạn này dạ dày trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày hoạt động chưa ổn định khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.

Thức ăn của trẻ cũng không phù hợp là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải, nếu thức ăn lỏng sẽ dễ dàng lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ.

Hầu hết các bé đều nằm khi bú đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày như một cốc sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài, đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày.

 

 

Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ còn có thể do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng co bóp hay tiêu hóa của dạ dày, ruột như viêm dạ dày, nhiễm trùng toàn thân…

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày

 

Đối với việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày có thể áp dụng 2 phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

– Điều trị nội khoa: Các biện pháp nội khoa bao gồm thay đổi lối sống, cho trẻ ăn đặc hơn, tăng nhiều bữa, sau khi cho trẻ ăn nên ở tư thế nửa nằm, đầu cao, dùng sữa chống trào ngược, kết hợp sử dụng thuốc như prokinetic, H2RA, ức chế bơm proton trong trẻ.

 

 

– Điều trị ngoại khoa: Chỉ định điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật Nissen khi trẻ không đáp ứng với các biện pháp nội khoa như đã nêu.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể sử dụng thêm Lymphosan Intestinal Defense để hỗ trợ điều trị bệnh, vì Lymphosan Intestinal Defense có tác dụng trong điều trị trào ngược dạ dày, nhuận tràng, hạn chế táo bón, duy trì khả năng miễn dịch đường ruột và chống ký sinh trùng. Tăng cường sản sinh các vi sinh có lơi cho đường ruột , hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP. Cũng như tao ra màng nhầy trợ giúp điều trị loét dạ dày, bệnh của hoành tá tràng, viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm tụy, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón cũng như giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón, duy trì khả năng miễn dịch đường ruột và chống ký sinh trùng. 

Xem thêm: Thông tin chi tiết về sản phẩm Lymphosan Intestinal Defense

Phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ 

Trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng bé bú hoặc ăn xong, sữa và thực phẩm đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Hiện tượng gây nên tình trạng sặc sữa hoặc nôn trớ ra ngoài, theo đường miệng và mũi. Nếu tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ sợ ăn, không tăng cân, chậm phát triển. Nguy hiểm hơn, chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây sặc sữa, thức ăn đi qua mũi làm tắc đường hô hấp và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

 

 

Theo chuyên gia, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ  mang tính chất sinh lý nhiều hơn bệnh lý, do dạ dày của trẻ chưa phát triển toàn diện và hệ tiêu hóa hoạt động chưa ổn định trong giai đoạn đầu sau sinh. Lý do chính có thể là do mẹ cho bú sai tư thế, bú quá no, bé vừa bú xong lại bị rung lắc hoặc đặt nằm thẳng…sẽ khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã nôn trớ ra ngoài.

Để phòng tránh trào ngược dạ dày này, cha mẹ khi cho bú phải luôn đặt bé nằm ở tư thế nghiêng góc 30 độ, đầu giữ cao hơn người. Đối với trẻ , tuyệt đối không cho bé bú nằm, đặc biệt là khi cho bé ti bình. Sau khi bú no, mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng khoảng 15 phút để bé ợ hơi xong, trước khi đặt nằm xuống.

Các mẹ nên xử lý theo những cách trên để tránh tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra ở trẻ gây ảnh hưởng đến bữa ăn cũng như tính mạng của bé.

Bài viết liên quan