D/O là gì – Những thông tin có thể bạn chưa biết

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Bạn đã từng nghe đến D/O chưa, đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy D/O là gì? Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng nước ngoài D/O là một trong những chứng từ khá quen thuộc.  Vậy đối với bạn thì sao? D/O là giấy tờ gì?

D/O là gì?

D/O là gì? D/O là chữ viết tắt của từ Delivery Order. Tạm dịch là lệnh giao hàng. Đây là khoản phí phát sinh khi hàng cập cảng đến bến tàu. Doanh nghiệp phải làm lệnh giao hàng để mang ra cơ quan giám sát kho nhận hàng về.

Trên thực tế nhiều người lại nhầm với phí chứng từ D/O. Nhưng thật chất đây là lệnh giao hàng không phải là phí chứng từ, hai loại giấy hoàn toàn khác nhau về mục đích sử dụng và nội dung. Đối với những doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài về điều này cũng thường hay nhầm lẫn.

Bạn đã biết D/O là gì chưa?
Bạn đã biết D/O là gì chưa?

D/O là gì? D/O thường phát hành khi tàu đã khai manifest. Hay nói một cách khác đơn giản hơn lệnh giao hàng là giấy chỉ thị người đã giữ hàng (chủ kho, bãi, container,….) giao cho người nào đó (doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng) có khi trong lệnh giao hàng consignee.

Như vậy để có thể nhận được hàng nhập khẩu từ nước ngoài, doanh nghiệp buộc phải tập hợp đầy đủ lệnh giao hàng để có thể nhận hàng từ kho bãi. Hay nhận hàng từ người viết bill – “Shipper”. Ngoài ra, có nhiều lệnh giao hàng và mỗi lệnh tương ứng với một trường hợp cụ thể.

Trên lệnh giao hàng thể hiện thông tin. Khi cầm trên tay lệnh giao hàng D/O bạn cần biết những nội dung thể hiện trên mẫu như sau:

  • Tên tàu và hành trình của con tàu chở hàng
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Đơn vị cảng dỡ hàng (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

Các loại lệnh giao hàng D/O

D/O là gì, là lệnh giao hàng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần. Tuy nhiên lệnh giao hàng lại có nhiều loại khác nhau. Chắc chắn rồi, trong mỗi một trường hợp chúng ta sẽ sử dụng lệnh khác nhau. Đó chính là lý do vì sao, chúng ta cần phải hiểu rõ về các loại lệnh này để không sử dụng sai khi lấy hàng.

D/O forwarder

D/O forwarder là lệnh giao hàng của đại vận chuyển. Hay nói đơn giản và dễ hiểu hơn là đại lý vận chuyển ban hành lệnh ban hành lệnh D/O forwarder để yêu cầu người giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận. Ở đây yêu cầu chủ kho bãi giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Có hai loại lệnh D/O
Có hai loại lệnh D/O

Tuy nhiên, đơn vị đại lý vận chuyển lại không phải là người viết hóa đơn. Từ đó, chúng ta không thể chỉ dùng một lệnh D/O forwarder để nhận hàng. Kèm theo đó, yêu cầu doanh nghiệp phải có thêm các chứng từ kèm theo. Chứng từ này đã được quy định rõ ràng và doanh nghiệp phải chuẩn bị để xuất trình cùng lệnh D/O forwarder.

Lệnh D/O hãng tàu

Được biết đây là lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu cấp phát nhằm mục đích yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Hãng tàu và đại lí vận chuyển có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Cụ thể hơn: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho đại ví vận chuyển. Kèm theo đó, đại ví vận chuyển yêu cầu giao hàng cho họ. Khi đại lý vận chuyển có lệnh D/O hãng tàu cấp phát cho mình và sau đó giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn kèm theo hóa đơn gốc của hãng tàu, thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa mới có đủ điều kiện nhận hàng.

Lấy D/O cần những giấy tờ cần thiết nào?

Để nhận giấy D/O doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết. Giấy tờ bao gồm:

  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến
  • Vận đơn
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,… của người đi lấy lệnh

Bên cạnh đó, người nhập khẩu phải chuẩn bị một khoản tiền. Vì trên thực tế lấy D/O doanh nghiệp phải đóng phí lệnh hàng và một số chi phí khác theo quy định cụ thể. Các khoản phí phải đóng:

  • Phí vệ sinh container (Container Cleaning Fee)
  • Phí THC
  • Handling fee
  • Phí CFS
Để lấy lệnh D/O doanh nghiệp phải đóng phí
Để lấy lệnh D/O doanh nghiệp phải đóng phí

Ngoài ra, đối với trường hợp lô làng đã được thành toán bằng thư tín dụng, bạn sẽ phải mang theo đơn vận gốc đã có ký hậu, đóng của ngân hàng. Trong trường hợp hàng nguyên container thì trên lệnh D/O đóng dấu “hàng giao thẳng”. Ngược lại, người nhập khẩu hạ hàng và cắt chì ở bãi lệnh D/0 sẽ được đóng dấu là “hàng rút ruột”.

Ngoài ra trong quá trình mua hàng nhập khẩu. Nếu khách hàng nghi ngờ đây là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay hàng lậu có thể yêu cầu đơn vị cung ty cho kiểm tra lệnh nhận hàng. Và trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp đã làm điều này để chứng minh sản phẩm công ty là hàng chính hãng, nhập khẩu nguyên chiếc tại đơn vị sản xuất.

D/O là gì? Chắc hẳn với thông tin bài viết chia sẻ các doanh nghiệp, mỗi chúng ta đã hiểu hơn về loại chứng từ này. D/O chính là lệnh nhận hàng, không có lệnh doanh nghiệp nhập khẩu không thể lấy hàng. Đặc biệt, với khách mua hàng đã nắm được một trong những mẹo để kiểm tra chất lượng sản phẩm khi quyết định mua bán.

Bài viết liên quan