Kim loại nặng là gì? Phương pháp xử lý nước nhiễm kim loại ra sao?

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Nhắc đến kim loại nặng là gì, phần lớn chúng ta đều biết rằng chúng cực kỳ có hại đối với sức khỏe con người. Thậm chí, có nhiều người rơi vào tình trạng nguy kịch khi sử dụng nguồn nước nhiễm kim loại nặng.

Tuy nhiên đến nay, nhiều người vẫn không biết rõ kim loại nặng là gì cũng như những giải pháp để khắc phục tình trạng nhiễm kim loại ra sao. Do đó, những thông tin được VITAMIA bật mí dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Kim loại nặng là gì? Trong nước có những kim loại nặng nào?

Kim loại nặng là gì và những đặc điểm cơ bản nhất

Kim loại nặng là gì? Kim loại nặng được quy ước là những nguyên tố có khối lượng riêng trên 5g/cm3, thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng và có số lượng nguyên tử khá lớn.

Kim loại nặng cũng là tập hợp các chất có thể gây ô nhiễm cho môi trường, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Bản thân các kim loại nặng này chứa yếu tố nhiễm bẩn rất lớn và chứa nhiều độc tố độc hại. Do đó, khi tồn tại trong môi trường, chúng có thể gây độc với nồng độ thấp hoặc cực kỳ độc cho cơ thể con người khi nhiễm phải.

Kim loại nặng là gì và những đặc điểm cơ bản nhất
Kim loại nặng là gì và những đặc điểm cơ bản nhất

Tuy nhiên, trên thực tế, kim loại nặng không phải lúc nào cũng độc. Vai trò của kim loại nặng là gì? Một trong những vai trò của kim loại nặng chính là các chất cần thiết cho việc trao đổi chất, sản sinh năng lượng diễn ra bên trong cơ thể con người.

Tuy nhiên, chúng chỉ tốt khi ở một hàm lượng cho phép nhất định. Trong trường hợp quá định mức cho phép, những kim loại này sẽ trở nên cực độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người.

Kim loại nặng có thể được chia thành 3 nhóm, dựa theo tính chất của chúng ở nhiệt độ thường, bao gồm:
– Nhóm kim loại độc như: Pb, Hg, Zn, Cr, Cd, Ni, Cu, As, Sn, Co,…
– Nhóm kim loại quý như: Ag, Au, Ru, Pd, Pt,…
– Nhóm kim loại phóng xạ: U, Am, Th, Ra,…

Một số kim loại nặng độc hại nhất trong nước

Thạch tín (Asen)

Asen là một chất độc nguy hiểm có trong nước
Asen là một chất độc nguy hiểm có trong nước

Thạch tín hay Asen là nguyên tố có ký hiệu hóa học là As. Trong tự nhiên, thạch tín có trong cả nước, đất, không khí và thực phẩm.

Thạch tín cực độc, được mệnh danh là “Vua của các loại chất độc”. Người trưởng có thể tử vong khi chỉ uống một lượng asen nhỏ bằng nửa hạt ngô. Loại á kim này thâm nhập vào cơ thể con người qua 3 con đường: da, hô hấp và ăn uống.

Asen có 2 dạng tổng hợp chất hữu cơ và vô cơ. Ở dạng hợp chất hữu cơ, asen có độc tính ít hơn so với ở dạng hợp chất vô cơ. Với nồng độ thấp thì Asen có khả năng kích thích sự sinh trưởng nhưng Asen nồng độ cao sẽ gây nhiễm độc cho động thực vật.

Theo Quy chuẩn của Bộ Y tế, lượng Asen cho phép là 10 µg/L đối với nước uống trực tiếp và ngưỡng cho phép là 50 µg/L đối với nguồn nước ngầm.

Chì

Chì là chất cực độc có trong nước
Chì là kim loại nặng cực độc ảnh hưởng đến chất lượng nước

Chì có ký hiệu hóa học là Pb, cũng được xếp là một trong những kim loại nặng nhất tồn tại trong nước.

Con người có thể bị ngộ độc kim loại nặng khi nhiễm Chì vào cơ thể. Thông qua đường hô hấp, nguồn thức ăn và nước uống, Chì đi vào cơ thể con người sẽ phát tán chất độc đến hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên và tác động tới hệ enzim có nhóm hoạt động chứa Hydro.

Mặt khác, ở trong cơ thể, Chì ít bị đào thải ra ngoài mà cứ tích tụ dần dần rồi mới gây độc. Nhiễm độc kim loại nặng Chì ở mức độ nhẹ, con người có thể mắc các bệnh như đau bụng, viêm khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến, ảnh hưởng đến sinh sản… còn nhiễm độc mức độ nặng có thể dẫn đến tử vong.

Đối với nước uống đóng chai, nước uống trực tiếp và nước ngầm, hàm lượng Chì cho phép là 10 µg/L (dựa theo quy chuẩn về nước sinh hoạt của Bộ Y Tế).

Cadmium

Nguồn nước Cadmium sẽ rất độc hại để uống
Nguồn nước nhiễm Cadmium sẽ rất độc hại để uống

Cadmium hay Cadimi có ký hiệu hóa học là Cd, là một kim loại nặng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp luyện kim, sản xuất pin và đồ nhựa. Đây cũng là một trong những kim loại nặng nhất có trong nguồn nước sử dụng hiện nay.

Cadimi đi vào cơ thể người qua thuốc lá, thức ăn, nước uống và hô hấp. Dựa theo Quy chuẩn của bộ Y tế, hàm lượng cho phép trong nước uống của Cadmium là 3 µg/L và trong nước ngầm là 5 µg/L.

Thủy ngân

Thủy ngân là kim loại nặng độc hại nhất có trong nước
Thủy ngân là kim loại nặng độc hại nhất có trong nước

Thủy ngân là kim loại nặng nhất có trong nước mà ta cần chú ý. Tính độc của thủy ngân (Hg) phụ thuộc vào dạng hóa học. Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, ở dạng nguyên tố có đặc tính tương đối trơ và không có độc. Nhưng ở nhiệt độ thường, thủy ngân rất dễ bay hơi và gây độc cho người hít phải.

Ở trong nước, metyl thủy ngân là dạng có độc tố cao nhất, có thể làm phân liệt các nhiễm sắc thể và ngăn chặn quá trình phân chia của tế bào. Trẻ em nếu bị ngộ độc kim loại nặng thủy ngân sẽ bị phân liệt và co giật không chủ động, thậm chí nhiễm độc não, suy nhược thần kinh, mù lòa hoặc suy thận.

Theo Quy chuẩn của Bộ Y tế quy định, thủy ngân được phép có trong nước với hàm lượng là 6 µg/L đối với nước uống đóng chai và đối với nước ngầm là 1 µg/L.

Crom

Crom hòa vào nguồn nước từ nước thải công nghiệp
Crom hòa vào nguồn nước từ nước thải công nghiệp

Crom có trong nước dưới 2 dạng là Cr (III) và Cr(VI). Trong khi Crom (III) không có độc tố thì ngược lại Crom (VI) lại gây độc cho động thực vật. Kim loại này từ lượng nước thải của các nhà máy mạ điện, nhuộm thuộc da, mực in, chất nổ,… hòa lẫn vào trong nguồn nước trong môi trường.

Con người sử dụng nguồn nước có chứa Crom vượt ngưỡng quy định sẽ dẫn đến mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm gan, viêm thận, loét dạ dày, ung thư phổi…
Quy chuẩn về hàm lượng Crom cho phép đối với nguồn nước uống đóng chai và nước ngầm của bộ Y tế là 50 µg/L.
người.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nước nhiễm kim loại nặng

Kim loại nặng có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, nguy hiểm nhất là ở nguồn nước vì chúng ta sử dụng nguồn nước hàng ngày trong sinh hoạt như: tắm giặt, nấu nướng và thậm chí là uống trực tiếp,…

Nếu nước sinh hoạt chứa kim loại nặng sẽ trở thành “vũ khí giết người” đe dọa đến mạng sống của chính chúng ta. Vậy bạn có biết nguyên nhân khiến nước bị nhiễm kim loại nặng là gì hay không?

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nước nhiễm độc kim loại nặng
Những nguyên nhân gây ra tình trạng nước nhiễm độc kim loại nặng

Một số nguyên nhân tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Các loại thiết bị máy móc, độ vật sử dụng công nghệ sau khi hỏng hóc không được tiêu huỷ, xử lý theo đúng quy trình. Do đó, những kim loại nặng có từ các đồ vật này thâm nhập vào nguồn nước, thức ăn bằng nhiều cách khác nhau.
  • Các chất thải khai thác, nước rỉ ở các bãi rác phế thải hoặc từ các khu công nghiệp cao trong thành phố nhưng chưa được xử lý triệt để chảy về sông ngòi, kênh rạch, ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn nước sinh hoạt được bơm lên.
  • Kim loại nặng trong đất lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt nước con người.

Nước chứa kim loại nặng gây ra những nguy hại gì cho con người?

Những tác hại mà nước chứa kim loại nặng gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Vì hàm lượng lớn kim loại nặng có trong nước nhưng rất khó nhận biết bằng mắt thường, do đó khi vô tình sử dụng chúng ta sẽ gặp những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Vậy tác hại của nước chứa kim loại nặng là gì? Chúng có thực sự đáng sợ như cách nhiều người vẫn nói hay không?

Nước chứa kim loại nặng gây ra những nguy hại gì cho con người?
Nước chứa kim loại nặng gây ra những nguy hại gì cho con người?

Gây ra bệnh itai itai

Itai Itai là một căn bệnh từng rất phổ biến tại Nhật Bản nhưng lại không được quá nhiều người Việt Nam biết đến. Đây là một chứng bệnh có thể là xốp xương khớp, khiến chúng trở nên giòn và dễ gãy nếu như vận động mạnh. Theo thời gian, xương ngày càng trở nên yếu đi và người nhiễm bệnh gần như không thể di chuyển bình thường. Thậm chí họ còn phải chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này chính là Cadmium, một dạng kim loại nặng tồn tại trong nước. Đặc biệt, kim loại này không cần thiết đối với sinh thái của con người nên dù chỉ ở nồng độ thấp, độc tính chúng mang lại cũng vô cùng lớn.

Camium được xem là một trong các kim loại nặng có khả năng gây hại rất lớn đối với sức khỏe của con người. Không chỉ xương khớp, chúng còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như nội tạng, hệ thần kinh, sinh lý,…

Tổn thương nội tạng và hệ thần kinh

Chromium, Đồng, Niken, Kẽm, Asen đều là những kim loại có giá trị trong sản xuất công nghiệp. Nhưng mặt trái chính là chúng có thể khiến nội tạng bị tổn thương và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Khi hàm lượng kim loại này tồn tại quá nhiều trong cơ thể, chúng sẽ khiến da bị viêm loét, chức năng của gan và thận đều bị đình trị. Không chỉ vậy, hệ thần kinh cũng trở nên rối loạn và suy nhược.

Tổn thương nội tạng và hệ thần kinh
Tổn thương nội tạng và hệ thần kinh

Trong một vài trường hợp, bạn còn có thể rơi vào tình trạng nôn mửa, cơ thể kiệt sức, đi đứng không vững. Bên cạnh đó, Niken cũng có tác hại xấu khi chúng làm ảnh hưởng đến hoạt động của hồng cầu, là tác nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người. Do đó nếu dùng nước bị nhiễm kim loại nặng, sức khỏe của mạnh sẽ không thể đảm bảo và trường hợp xấu nhất chính là mất mạng.

Ảnh hưởng đến sinh lý, thai nhi

Đáp án cho câu hỏi tác hại của kim loại nặng là gì còn có việc gây ảnh hưởng đến sinh lý, thai nhi. Thuỷ ngân có trong nước khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.

Quá trình trao đổi và tổng hợp các chất yếu đi khiến các cơ quan khác không được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì thai nhi chính là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Phá huỷ tế bào sinh học

Khi lượng kim loại nặng đưa vào cơ thể càng lớn thì những tác hại chúng gây ra lại càng kinh khủng. Theo đó, chúng có thể phá huỷ tế bào sống và làm cản trở quá trình nhân đôi tế bào. Điều này không chỉ khiến cơ thể suy nhược mà còn gia tăng nguy cơ bị tấn công từ các yếu tố có hại bên ngoài.

Phá huỷ tế bào sinh học
Phá huỷ tế bào sinh học

Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Để đảm bảo an toàn cho chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì những cách làm sạch nước dính kim loại nặng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên bạn có biết cách xử lý hiệu quả kim loại nặng là gì hay không? Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn:

Xử lý sinh học

Xử lý sinh học nước kim loại nặng là gì? Bản chất của phương pháp xử lý sinh học chính lại lợi dụng hoạt động của các loại vi khuẩn để xử lý những nguồn bị nhiễm kim loại nặng. Một số loại thuỷ sinh đang được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay có thể kể đến như Phigateites, Lemna, Eichhornia hay Azolla, Typha, …

Nhưng xử lý kim loại nặng bằng vi sinh vật lại tương đối hạn chế theo mục đích sử dụng. Vì sau khi xử lý kim loại nặng trong nước, những sinh vật này không thể chuyển hóa hay biến mất. Lâu dần, khi số lượng thuỷ sinh vượt ngưỡng mức định cho phép, chúng lại thành yếu tố gây hại. Do đó, quá trình xử lý kim loại nặng bằng vi sinh vật chỉ được dùng cho các loại nước thải, không thể dùng cho nước uống.

phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước
Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Xử lý bằng công nghệ giàn mưa

Nếu bạn muốn biết phương pháp hiệu quả nhất xử lý nước uống nhiễm kim loại nặng là gì thì công giàn mưa có lẽ là một cái tên bạn nên tìm hiểu. Vì cách áp dụng đơn giản và chi phí cũng không cao nên chúng được sử dụng khá phổ biến.

Khi áp dụng, các kim loại nặng có trong nước sẽ bị tiến hành Oxy hóa ngay trong nước và tạo thành các kết tủa. Những kết tủa này sẽ đóng cặn lại bên dưới bình chứa, không còn lơ lửng trong nước.

Dùng máy lọc nước điện giải

Khi tìm hiểu cách xử lý nước nhiễm kim loại nặng là gì thì chắc chắn bạn sẽ thấy các dòng máy điện giải ion kiềm được nhắc đến rất nhiều. Thiết bị này đang được đánh giá là một trong những cách lọc kim loại nặng trong nước không chỉ hiệu quả mà từ đó còn có thể tạo ra nhiều cấp độ nước quý khác.

Dùng máy lọc nước điện giải
Dùng máy lọc nước điện giải

Nhờ vào thiết kế bộ lọc đặc biệt, nước đầu vào sau khi qua bộ phận lọc không chỉ loại sạch bụi bẩn mà kim loại nặng cũng sẽ được giữ lại. Nguồn nước được lọc xong không chỉ sạch, tinh khiết mà còn cực giàu khoáng chất.

Tiếp đến, chúng sẽ được dẫn vào bình điện phân và phân tách thành những phân tử nước mới nhỏ và giàu vi khoáng hơn rất nhiều. Việc sử dụng loại nước điện giải này thường xuyên sẽ cực kỳ tốt và có lợi cho sức khỏe.

Nên mua máy điện giải loại bỏ kim loại nặng ở đâu?

Không chỉ muốn biết phương pháp lọc nước kim loại nặng là gì mà nhiều người còn quan tâm đến chất lượng nước được sử dụng trong sinh hoạt hiện nay. Và với những giá trị lớn lao mang lại, các loại máy lọc điện giải trở thành sản phẩm cực hot được mọi người săn đón. Vậy bạn có biết nên mua những dòng máy này ở đâu chính hãng chất lượng hay không?

Nên tìm mua máy lọc nước điện giải chính hãng ở đâu bạn có biết?
Nên tìm mua máy lọc nước điện giải chính hãng ở đâu bạn có biết?

VITAMIA hiện đang là một đơn vị phân phối máy lọc nước điện giải hàng đầu nhận được sự tin tưởng lớn từ khách hàng. Tại đây, chúng tôi chuyên nhập khẩu các dòng máy chất lượng cao đến từ Nhật Bản, máy lọc nước điện giải panasonic là một ví dụ.

Đặc biệt, Vitamia cũng có rất nhiều dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhằm mang tới cho khách hàng những dịch vụ tuyệt vời nhất. Đó là lý do vị thế của Vitamia trên thị trường vẫn luôn vững vàng ở top đầu.

Tìm hiểu kim loại nặng là gì và sự nguy hại của chúng khi ở trong nước là điều cần thiết với mỗi người. Thông quá đó, bạn sẽ luôn chủ động được trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh. Do đó, nếu muốn tìm mua máy lọc nước điện giải để nâng cao khả năng xử lý nước nhiễm kim loại, bạn có thể liên hệ với VITAMIA theo Hotline 056 919 8888 hoặc website: vitamia.com.vn nhé.

Bài viết liên quan