Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Bệnh thường gây ra những biến chứng khó có thể kiểm soát được như: tai biến mạch máu não, suy thận, hoại thư…Hiện nay, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng và khẳng định tác dụng của Chromlipaza trong điều trị phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Cần kiểm soát đường huyết trong máu
Người bị bệnh tiểu đường nên đầu tư cho mình một máy đo đường huyết tốt, để có thể biết và kiểm soát lượng đường huyết trong máu của mình. Người bênh tiểu đường cần đo lượng đường huyết của mình 4 lần/ ngày vào thời điểm: trước khi ăn sáng, sau khi ăn sáng 2 giờ, trước khi ăn bữa tối và sau khi ăn bữa tối 2 giờ. Nên đo cả vào những ngày cuối tuần.
Khi thấy lượng đường huyết thay đổi thất thường, chạm mức 200mg/dL và khó kiểm soát, tốt nhất người bênh nên đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, cứ 3 tháng 1 lần bạn nên đi kiểm tra HbA1C để có đánh giá tốt hơn về tình trạng đường huyết của mình.
Thường xuyên kiểm tra nước tiểu
Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới tình trạng suy thận, do lượng đường dư thừa nhiều trong máu khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó khiến các mạch máu nhỏ bị tổn thương. Điều này dẫn tới tình trạng thừa nước và tích trữ muối cùng như rò rỉ protein vào trong nước tiểu. Protein xuất hiện trong nước tiểu chính là biểu hiện đầu tiên của việc thận bị tổn thương. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần đi xét nghiệm nước tiểu 6 tới 8 tháng một lần, để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và kịp thời điều trị.
Kiểm tra tim mạch
Một trong những biến chứng thường thấy nhất của bệnh tiểu đường đó là các bệnh về tim mạch. Vì lượng đường huyết trong máu tăng cao theo thời gian, sẽ khiến các động mạch ở tim, não, thận, chân, mắt bị làm cứng lại, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cho người bệnh. Vì vậy, cần đi kiểm tra tim mạch thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Khám mắt
Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị một loạt các bệnh liên quan tới mắt như: glôcôm, bệnh võng mạc tiểu đường và đục thủy tinh thể, từ đó có thể cũng gây mù mắt. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra mắt thường xuyên, ngay cả khi thị lực ở tình trạng bình thường.
Cần tìm hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết (GI)
Những người bệnh tiểu đường nên thận trọng với chỉ số đường huyết (GI). Hãy nhớ rằng, việc nói không với carbohydrat không phải là cách thông minh để đối phó với bệnh tiểu đường. Chỉ số GI trong thực phẩm sẽ cho ta thấy sự gia tăng của lượng đường huyết trong máu sau mỗi bữa ăn giàu carbohydrat. Một số thực phẩm giàu carbohydrat nhưng lại có giá trị GI thấp, trung bình trong khi một số có giá trị cao. Do vậy, biết về GI của mỗi loại carbohydrat rất có lợi trong việc kiểm soát sự gia tăng đường huyết trong máu.
Chăm sóc đôi chân
Khi đã bị tiểu đường quá lâu, bạn cần chú ý chăm sóc đến đôi chân của mình để tránh những vết loét không lành hoặc vết lở loét bất thường do di chứng của bệnh đem lại. Người bệnh không nên đi giày chật hoặc đi chân trần, cần cắt móng chân để tránh việc móng mọc vào trong, tránh để vết chai sẹo gây nhiễm trùng chân.
Duy trì tập luyện thể thao thường xuyên
Người bệnh tiểu đường cần tập luyện thể thao thường xuyên, thậm chí chỉ là những động tác đi bộ nhanh đơn giản để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Nhưng nếu chỉ tập luyện bằng việc đi bộ, bạn cần đi với tốc độ 6km/giờ và tốt nhất là đi vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, cũng như tránh tình trạng béo phì. Tuy nhiên, nếu không muốn đi bộ, bạn có thể lựa chọn các hoạt động khác như tập aerobic.
Cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi cần thiết
Khi hàm lượng đường huyết trong cơ thể dao động thất thường rất có thể dẫn tới sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và 5HT. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị thay đổi tâm lý, dẫn đến tình trạng lo âu và trầm cảm cũng như ảnh hưởng tới chức năng não. Những thay đổi tâm lý không kiểm soát được có thể khiến bệnh nhân không có khả năng chăm sóc tốt cho bản thân. Để phòng tránh điều này, người bệnh tiểu đường cần đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện có điều không ổn.
Tác dụng của thực phẩm chức năng Chromlipaza trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đối với việc điều trị ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, tác dụng của Chromlipaza được thể hiện thông qua cơ chế thanh lọc các độc tố ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và chất đường, tăng cường phân hủy các tế bào mỡ, và khống chế quá trình tổng hợp mỡ từ chất đường, từ đó làm giảm lượng đường trong máu và kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Lượng đường dư thừa trong máu sẽ được khống chế và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Đồng thời, tác dụng của Chromlipaza còn được biểu hiện thông qua cơ chế ngăn chặn sự thâm nhập của đường vào các tế bào, giúp người bệnh giảm trọng lượng cơ thể, giảm mỡ máu và ổn định huyết áp. Từ đó, hiệu quả hoạt động của insulin cũng được cải thiện và giúp giảm gánh nặng cho tuyến tụy, tạo cơ hội cho bệnh nhân phục hồi các chức năng ban đầu của mình. Ngoài ra, Chromlipaza còn giúp người bệnh tiểu đường nâng cao hệ thống miễn dịch, giải độc cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Ngoài việc sử dụng Chromlipaza trong hỗ trợ điều trị, người bênh tiểu đường cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học1, hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều đường để ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh.
Xem thêm: Thực phẩm chức năng Chromlipaza – Hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường