Tìm hiểu phương pháp mới trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Trào ngược dạ dày – thực quản không chỉ khiến người bệnh bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu… mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần điều trị trào ngược dạ dày – thực quản một cách triệt để. Xem ngay phương pháp điều trị Vitamia.com.vn đề cập dưới đây.

Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản

Chẩn đoán lâm sàng đối với căn bệnh này chủ yếu thông qua các mô tả của bệnh nhân về tình trạng ợ chua, ợ nóng, khó nuốt
Chẩn đoán lâm sàng đối với căn bệnh này chủ yếu thông qua các mô tả của bệnh nhân về tình trạng ợ chua, ợ nóng, khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không có triệu chứng điển hình nên rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh đường tiêu hóa khác. Chẩn đoán lâm sàng đối với căn bệnh này chủ yếu thông qua các mô tả của bệnh nhân về tình trạng ợ chua, ợ nóng, khó nuốt… Cần lưu ý là không có sự song hành giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể, ợ nóng nhiều không có nghĩa là tổn thương thực quản nặng. Cũng có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như chảy máu, viêm loét hoặc ung thư hóa.

Chấn đoán bệnh bằng phương pháp nội soi
Chấn đoán bệnh bằng phương pháp nội soi

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bên cạnh bệnh cảnh lâm sàng cần thực hiện các xét nghiệm thăm dò. Khi chưa có biến chứng, chẩn đoán xác định dựa vào theo dõi pH thực quản 24 giờ. Tùy vào từng bệnh cảnh, bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày thực quản hoặc chụp X-quang. Nội soi rất hữu ích cho việc chẩn đoán các biến chứng của bệnh lý trào ngược. Sự kết hợp nội soi và sinh thiết giúp xác định những biến đổi cấu trúc của thực quản, phát hiện các nguyên nhân thực thể để quyết định phương thức điều trị trào ngược dạ dày – thực quản phù hợp.

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Mục tiêu của việc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản là nhằm làm mất triệu chứng của bệnh; trị lành tình trạng viêm thực quản nếu có, đồng thời ngăn ngừa chít hẹp, xước trợt niêm mạc và loét tái phát duy trì hiệu quả điều trị. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị căn bệnh này như:

  • Thuốc điều hoà vận động Metoclopramid (biệt dược Primperan, Anausin) viên 10 mg có tác dụng trung ương vào vùng lẩy cò và tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hoá. Việc sử dụng thuốc sẽ làm gia tăng vận động, đồng thời thúc đẩy mở môn vị. Hệ quả của điều này là làm vơi dạ dày, giảm trào ngược. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
  • Thuốc điều hoà vận động Sulpirid (biệt dược Dogmatil) viên 50 mg giúp làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, tác dụng vào hệ thần kinh trung ương như các thuốc ngủ. Vì thế, tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, chảy sữa, bất lực, vú phụ, gây hội chứng ngoại tháp.
  • Thuốc điều hoà vận động Domperidon (biệt dược Motilium, Peridy) là thuốc kháng Dopaminergic ngoại biên, cố định vào thụ thể D2 ngoại biên và không qua hàng rào máu não. Mục đích sử dụng thuốc nhằm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản từ đó tăng sự vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược. Loại thuốc này chống chỉ định với tắc ruột, chảy máu dạ dày ruột, nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.
  • Thuốc điều hoà vận động Metopimazin (biệt dược Vogalen) là thuốc chống nôn kháng tiết dopamin có tác dụng chọn lọc trên khu vực lẩy cò hoá học của não thất IV. Việc sử dụng thuốc sẽ làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày nên không làm cản trở sự hấp thu tiêu hoá cao của các thuốc phối hợp. Một số trường hợp đặc biệt sẽ căn cứ theo bệnh cảnh lâm sàng mà bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc khác như Anzemet, Alizaprid, Zelmac.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều hoà vận động người bệnh cũng có thê được cho sử dụng các loại thuốc làm giảm tác động có hại của trào ngược như:

  • Thuốc tạo màng ngăn dạ dày – thực quản: Alginat (biệt dược Gaviscon, Topaal) khi tiếp xúc với HCl sẽ tạo thành một lớp bọt nổi lên trên dịch vị. Nếu trào ngược, lớp gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của acid dạ dày.
  • Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc: Sucralfat gắn với protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày. Loại thuốc này thường chỉ định trong các trường hợp bệnh trào ngược vừa đến nặng.

Lưu ý, tránh dùng antacid hoặc kháng histamin H2 30 phút trước hoặc sau khi uống thuốc này. Các loại thuốc kháng acid (Maalox, Phosphalugel..), thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2 sử dụng tuỳ theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Lymphosan Intestinal Defense hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Lymphosan Intestinal Defense hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng thêm Lymphosan Intestinal Defense để hỗ trợ điều trị bệnh, vì Lymphosan Intestinal Defense có tác dụng trong điều trị trào ngược dạ dày, nhuận tràng, hạn chế táo bón, duy trì khả năng miễn dịch đường ruột và chống ký sinh trùng. Tăng cường sản sinh các vi sinh có lơi cho đường ruột, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP. Cũng như tạo ra màng nhầy trợ giúp điều trị loét dạ dày, bệnh của hoành tá tràng, viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm tụy, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón cũng như giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón, duy trì khả năng miễn dịch đường ruột và chống ký sinh trùng. 

Ngoài việc dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt. Người bệnh chỉ nên phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi hoặc có biến chứng nặng nề.

Máy nước điện giải ion kiềm là một thiết bị được sử dụng để điện giải nước thành hai loại: ion kiềm (alkaline) và ion axit (acidic). Trong trường hợp người trào ngược dạ dày, ion kiềm trong nước điện giải có thể giúp làm giảm cơn đau và khó chịu do trào ngược dạ dày, đồng thời còn giúp cân bằng lại mức độ axit trong dạ dày, từ đó giảm triệu chứng trào ngược. Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một chiếc máy điện giải ion kiềm thì ghé ngay Tại Đây nhé.

Bài viết liên quan