Người tiểu đường nên uống nước gì? Gợi ý 5 loại nước uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh lý mãn tính do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường luôn phải giữ thói quen kiểm soát thực đơn, chế độ ăn uống nhằm giữ mức đường huyết ổn định để sống chung với bệnh. Lựa chọn các loại thức uống nạp vào cơ thể là vấn đề không dễ dàng nếu như người bệnh không trang bị cho mình đầy đủ kiến thức. Trong bài viết ngày hôm nay, VITAMIA sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích để trả lời câu hỏi “Người tiểu đường nên uống nước gì? Gợi ý 5 loại nước uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường” và những loại nước nên tránh. Những thông tin thú vị dưới đây chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ.

Người tiểu đường nên uống nước gì?

Người tiểu đường nên uống nước gì
Người tiểu đường nên uống nước gì

Những loại thức uống phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường được lựa chọn tương đối kỹ để cân bằng lượng đường trong máu. Một số loại thức uống tốt điển hình như: nước lọc Kangen, trà thảo mộc, sữa ít béo, nước ép rau quả và Kombucha. Thông tin chi tiết về các loại thức uống này sẽ được tổng hợp ngay sau đây.

Nước Kangen

Người tiểu đường nên uống nước Kangen
Người tiểu đường nên uống nước Kangen

Lý do nước Kangen đứng đầu danh sách các loại nước uống cho bệnh nhân tiểu đường là bởi sự tiện ích và tính ưu việt.

Dòng nước Kangen là một trong những loại nước ion kiềm được xử lí bằng máy lọc nước Kangen của tập đoàn Enagic. Công nghệ điện phân tiên tiến giúp phân tách các phân tử nước thành ion H+ và OH- với kích thước nhỏ, dễ dàng thẩm thấu vào tế bào bào và gia tăng khả năng loại trừ các gốc tự do trong cơ thể. Không dừng lại ở đó, công nghệ điện phân giúp nước Kangen còn giữ lại nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như Canxi, Natri, Kali, Photpho … Sử dụng dòng nước Kangen tươi mát mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả ổn định sức khỏe không chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường mà còn với tất cả mọi người.

Nước ion kiềm đang dần phổ biến và được yêu thích trên thế giới. Loại nước này giàu tính kiềm với độ pH 8.0 ~ 9.5 có tác dụng trung hòa axit dư thừa, ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Không những thế, nước Kangen còn có rất nhiều công dụng khác hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình có thể kể đến như:

  • Nước Kangen cân bằng độ pH trong cơ thể, loại trừ lượng axit dư thừa, bảo vệ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh phổ biến như tiêu chảy, ung thư, tiểu đường, tim mạch…
  • Dòng nước Kangen tươi mát hỗ trợ giảm cân hiệu quả bởi trong nước có nhiều loại khoáng chất cần thiết cho quá trình tập luyện lâu dài.
  • Giúp trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả
  • Uống nước Kangen mỗi ngày giúp bạn luôn tươi trẻ, sảng khoái, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Máy lọc nước Kangen tạo ra nước ion kiềm hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường
Máy lọc nước Kangen tạo ra nước ion kiềm hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nước Kangen trở thành một liệu pháp chữa trị hiệu quả. Cho đến nay, hàng nghìn bệnh nhân với hy vọng cải thiện và chữa hỏi bệnh tiểu đường đã tham gia các nghiên cứu trên khắp thế giới. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Năm 2001, tạp chí Y học Dự phòng Thượng Hải đã công bố nghiên cứu ảnh hưởng của nước Kangen đối với huyết áp và đường huyết. Sau khi uống nước kiềm trong vòng 3 – 6 tháng, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy huyết áp và đường huyết đều giảm. Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng nước Kangen hoàn toàn có thể sử dụng như một phương pháp điều trị tăng huyết áp và tiểu đường.
  • Một nghiên cứu khác tại Hàn Quốc cho thấy bệnh nhân tiểu đường dùng nước kiềm có cơ hội lớn hơn về phục hồi và ổn định lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu này, bệnh nhân tiểu đường được phân thành hai nhóm: nhóm tiêm insulin thường xuyên và nhóm dùng nước ion kiềm. Kết quả được nghiên cứu và được giải thích trong cuốn sách “Water of life” của bác sỹ Won H. Kim. Ông đã đưa ra những giải thích và kết luận: những bệnh nhân sau khi được điều trị bằng nước ion kiềm có lượng đường trong máu ổn định hơn nhóm còn lại. Và nhóm được chích insulin thường xuyên không bao giờ đạt mức độ ổn định đó.

Chính vì vậy, đây là lý do mà VITAMIA đưa nước Kangen vào danh sách nước uống cho bệnh nhân bị tiểu đường. 

Trà thảo mộc

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Thông thường, ngoài việc yêu cầu bệnh nhân tuân theo pháp đồ điều trị, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân kiểm soát lối sống hay đơn giản là thay đổi một chút thói quen như nhâm nhi vài tách trà thảo mộc mỗi ngày.

Người tiểu đường nên uống trà thảo mộc
Người tiểu đường nên uống trà thảo mộc

Cả Tây y và Đông y đều có những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hay, đưa ra nhiều sự lựa chọn cho người bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đến từ Lancashire (Anh) và Bồ Đào Nha hợp thực hiện, cho thấy uống trà quế có tác dụng giảm mức đường huyết cao sau khi ăn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Diabetes Research chỉ ra rằng trà quế làm giảm đáng kể mức đường huyết sau khi ăn, kéo dài đến 4 giờ. Còn tại Trung Quốc, từ lâu người ta đã xem giảo cổ lam như thuốc trường sinh, gọi là cây nhân sâm Phương Nam. Giảo cổ lam chứa các hoạt chất có khả năng ổn định đường huyết, tăng tiết Insulin, góp phần tăng thải đường ở mô cơ, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Ngoài ra, có nhiều loại thảo mộc rất gần gũi, dân dã mà bấy lâu nay chúng ta không biết rằng chúng cũng có khả năng kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả, không kém những loại thảo mộc quý hiếm:

  • Lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa chất chống Oxy hóa Polyphenol và Epigallocatechin gallate (EGCG) giúp hỗ trợ hoạt động Insulin, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Như vậy, trà xanh là loại thảo mộc không thể thiếu trong danh sách trả lời cho câu hỏi người tiểu đường nên uống nước gì?. Trà xanh vô cùng an toàn, ít gây tác dụng phụ và là một lựa chọn không thể thiếu đối với bệnh nhân tiểu đường.

  • Lá xoài non

Mặc dù bài thuốc sử dụng lá xoài non để điều trị tiểu đường được truyền miệng tại các nước phương Đông nhưng đã có không ít các công trình nghiên cứu y học trên thế giới xoay quanh vấn đề này. Điển hình là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland (Úc) chỉ ra rằng trong lá xoài non có chứa nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc chuyên trị chữa bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất Anthxyanhdin trong lá xoài có khả năng làm giảm đường huyết cũng như phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

  • Mướp đắng

Khi đề cập đến bệnh tiểu đường và thảo dược, các chuyên gia khuyến nghị những người có chỉ số đường huyết cao nên sử dụng  mướp đắng để kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe. Mướp đắng có khả năng hỗ trợ các tế bào sử dụng hiệu quả hơn Glucose và ngăn chặn quá trình hấp thụ đường nhiều trong ruột.

Sữa ít béo hoặc tách béo, sữa từ thực vật

Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống vì nó là nguồn cung cấp Canxi tuyệt vời nhưng  thông thường, trong sữa chứa rất nhiều chất béo và tinh bột – yếu tố gây rủi ro cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, sữa ít béo và tách béo là sự lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường, đương nhiên là với liều lượng hợp lý.  Một số gợi ý về lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường là những loại sữa đến từ thực vật như sữa ngũ cốc, sữa họ đậu, sữa gạo…

Người tiểu đường nên uống sữa hạt ngũ cốc
Người tiểu đường nên uống sữa hạt ngũ cốc

Khác với các loại sữa từ động vật, sữa từ thực vật chứa tinh bột và chất béo tốt. Thêm vào đó, chúng được tăng cường các chất dinh dưỡng quan trọng như Canxi và vitamin D cần thiết cho xương, thêm chất xơ cho tiêu hóa, giảm tác động đến lượng đường huyết, bổ sung Magie, Kẽm, vitamin B và E tốt cho cơ thể thể . Không chỉ bệnh nhân tiểu đường, sữa từ thực vật là một sự lựa chọn thông minh giúp kiểm soát lượng carb cho cả những người khỏe mạnh. Với chỉ số đường huyết GI thấp, các sản phẩm sữa từ thực vật sẽ là giải pháp hiệu quả cho khẩu phần ăn khắt khe hằng ngày của người bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường có thể cân nhắc lựa chọn các loại sữa làm từ các loại ngũ cốc, gạo, đậu nành … thay thế cho sữa động vật. Và tất nhiên, cũng giống các loại thực phẩm khác, cần cân nhắc liều lượng phù hợp, cân đối với thực đơn trong ngày để tận dụng hiệu quả của loại thức uống này. Nếu bệnh nhân sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo một cách thông minh, loại thực phẩm này không những không làm tăng đường huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích khách như:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Bổ sung các Vitamin, đạm và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho người mắc tiểu đường.
  • Bên cạnh đó, hàm lượng Canxi có trong sữa giúp xương chắc khỏe và giảm thiểu các nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường.
  • Giúp người bệnh hạn chế mệt mỏi, căng thẳng.

Nước ép rau củ quả

Vị trí cuối cùng trong danh sách trả lời câu hỏi “Người tiểu đường nên uống nước gì?” chính là nước ép rau củ quả hoặc nước đậu đen rang. Thức uống này được chứng minh là có tác dụng kiểm soát tốt những triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Trong nước ép chứa các thành phần giúp giảm lượng đường trong máu, người bệnh nên uống từ 1-2 lần/ngày sẽ hỗ trợ hạn chế được các nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc tìm kiếm loại nước ép hoa quả tốt cho người tiểu đường luôn luôn là mối băn khoăn của nhiều bệnh nhân bởi khó có thể ước chừng hàm lượng đường từ loại rau củ quả đó. Một số loại rau củ quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường kể đến như: táo xanh, cam, ổi, lựu, cà chua, bưởi, tỏi tây, cỏ lúa mì …

Để nước ép thực sự bổ dưỡng và an toàn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Dù những loại nước ép có khả năng ổn định đường huyết nhưng những người bị tiểu đường không được lạm dụng và uống quá nhiều. Mỗi ngày tốt nhất chỉ nên uống một cốc để đảm bảo an toàn.
  • Không sử dụng thêm đường.
  • Cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi chế biến, đảm bảo tươi ngon, không dập nát. Nên mua ở những cửa hàng, địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh, không chứa các chất bảo quản, bảo vệ thực vật.

Những loại nước mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh

Bệnh nhân tiểu đường rất cần sự chọn lọc trong ăn uống. Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc và tránh xa một số loại đồ uống như sữa có đường, soda, cafe hay rượu bia và lý do sẽ được giải đáp ngay sau đây:

Trà sữa

Người tiểu đường không nên uống trà sữa
Người tiểu đường không nên uống trà sữa

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế uống trà sữa, tốt nhất là nên kiêng hẳn vì trong trà sữa có chứa nhiều đường và chỉ số GI cao. Hàm lượng đường trong các loại trà sữa tương đương với các loại nước ngọt có gas. Trà sữa từ bình dân đến nổi tiếng có dung tích từ 250 – 500 ml/ly chứa khoảng 39.3g – 72.9g đường (11.62% – 26.24%). Do đó, chỉ số GI của 2 loại đồ uống này có giá trị cao tương đương nhau. Nếu sử dụng thường xuyên, bệnh tiểu đường sẽ trở nặng hơn và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Soda

Người tiểu đường không nên uống Soda
Người tiểu đường không nên uống Soda

Soda cũng là một trong những thức uống người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa. Trong nước ngọt có ga, thành phần tạo hương vị chứa một lượng đường fructose lớn và chỉ được chuyển hóa ở gan. Trung bình, một lon soda có thể chứa đến 40g carbohydrate và 150 Kcal. Nếu không dứt khoát từ chối thì với mức năng lượng và carbohydrate cao như vậy, loại nước này sẽ làm đường huyết tăng vọt, kháng insulin vô cùng nguy hiểm.

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm khảo sát mức độ ảnh hưởng của soda sau khi đi vào cơ thể người. Đáng kể đến là các chất có trong soda đi vào gan và tác động để chuyển hóa thành các chất béo có hại cho cơ thể. Thêm vào đó, tác dụng của Cafein gây kích thích thần kinh, tăng hưng phấn, đồng tử giãn nở, tương tự như Heroin gây nghiện. Sau cùng, người sử dụng sẽ bị mất một số khoáng chất cần thiết qua đường tiêu hóa và trao đổi chất, gây mất nước và cuối cùng là suy nhược cơ thể. Điều này rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý liên quan khác.

Rượu, bia 

Người tiểu đường không nên uống rượu bia
Người tiểu đường không nên uống rượu bia

Những đồ uống có cồn như rượu, bia có thể gây suy yếu hệ thống thần kinh trung ương, được hấp thụ nhanh chóng bởi dạ dày và ruột non và đi vào máu. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đồ uống có cồn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường huyết và quá trình điều trị bệnh:

  • Thường xuyên uống rượu bia hay đồ uống có cồn là mầm mống gây hạ đường huyết đến mức nguy hiểm, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Gan bị tác động tiêu cực. Đồ uống chứa cồn gây cản trở khả năng làm việc của gan. Chúng ta đều biết chức năng chính của gan là dự trữ glycogen. Nhưng khi sử dụng rượu bia, gan sẽ phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì làm việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Bia và rượu vang ngọt chứa hàm lượng carbohydrate rất cao làm tăng lượng đường huyết.
  • Đồ uống có cồn là nguyên nhân kích thích sự thèm ăn, thừa cân béo phì và tăng lượng đường trong máu.
  • Nếu bạn tiêu thụ rượu quá mức, các chất bên trong rượu bia sẽ gây giảm hiệu quả tổng thể của insulin và gây phản ứng với các loại thuốc điều trị tiểu đường. Tồi tệ hơn là khi kết hợp rượu bia với một số loại thuốc hạ đường huyết, hiện tượng tụt đường huyết sẽ xảy ra, người bệnh bị choáng, ngất hoặc nghiêm trọng hơn là bị bị sốc insulin. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp.
  • Uống nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường như bệnh thần kinh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh thận đái tháo đường …

Cafein

Người tiểu đường không nên uống Cafein
Người tiểu đường không nên uống Cafein

Cũng giống như nước soda, cafe có tác động tiêu cực đối với bệnh nhân tiểu đường. Cafe gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng mạnh bất thường. Nghiêm trọng hơn cả là cafe có tính kháng insulin, giải phóng adrenalin – một chất gián tiếp gây tăng đường huyết, đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp. Người sử dụng cafe có thể gặp triệu chứng huyết áp tăng cao tạm thời trong 3 đến 4 tiếng vì tĩnh mạch co thắt và tim bơm máu khó khăn.

Trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường vẫn muốn sử dụng cafe thì cần hiểu rõ về các tác dụng phụ và chú ý đến các lưu ý sau đây:

  • Nếu bị tiểu đường type 2 muốn uống cafe thì phải lọc bỏ hết cafein và khi pha không được thêm sữa hoặc đường.
  • Nếu người bệnh bị mất ngủ thì hạn chế cafe vì cafein sẽ làm người bệnh mệt mỏi và dễ mất ngủ hơn.
  • Người bị tiểu đường có các bệnh lý liên quan đến thần kinh và tim mạch cũng nên hạn chế cafe vì chất kích thích trong cafe gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
  • Người tiểu đường huyết áp cao không nên dùng cafe.
  • Những bệnh nhân tiểu đường đã được kiểm soát thì có thể uống 1-2 lần/ngày, còn những người có lượng đường khó kiểm soát thì tốt nhất không nên dùng cafe.

Nếu bạn hoặc người thân chẳng may bị mắc bệnh tiểu đường, nhất định không được chủ quan với những loại đồ uống nạp vào cơ thể hàng ngày. Những thông tin Vitamia cung cấp hy vọng đã phần nào giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi người tiểu đường nên uống nước gì? Một số đồ uống người bệnh nên cân nhắc sử dụng như trà thảo mộc, sữa ít béo hoặc tách béo, Kombucha, nước ép rau củ quả nguyên chất và nước Kangen. Song, cần tránh xa và từ chối  các đồ uống như trà sữa, soda, cafe hay bia rượu. Hãy “khắt khe” với bản thân để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Bạn đọc có thể liên hệ đến Hotline: 056 919 8888 hoặc truy cập website: https://vitamia.com.vn/ để được hỗ trợ và xem thông tin chi tiết.

Bài viết liên quan