Nước tinh khiết là gì? Cách phân biệt nước tinh khiết và nước khoáng

  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Facebook
  • Tiktok Vitamia Tiktok Vitamia
  • Vitamia Copy URL

Vấn đề nước sạch, nước tinh khiết hay không luôn được nhiều người quan tâm. Có một sự thật không thể phủ nhận là con người không thể sống khỏe nếu thiếu nước uống. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất cần thiết. Vậy “nước nào mà chẳng là nước, miễn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là tốt rồi”, “Tại sao phải phân biệt loại nước?”. Đây là tâm lý chung của rất nhiều người.

Tuy nhiên, nước tinh khiết và nước khoáng lại khác nhau về nguồn gốc, quy trình sản xuất. Thế nên, lợi ích đem lại cho sức khỏe con người cũng sẽ khác nhau đấy. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau đó nhé.

Nước tinh khiết là gì? Nước có lợi cho sức khỏe hay không?

Hầu hết mọi người đều còn rất mơ hồ về khái niệm nước tinh khiết và tưởng rằng đó cũng chỉ là nước máy hay nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, trên thực tế những nguồn nước đó không phải là nước tinh khiết.

Bởi vì trong thành phần của chúng có chứa hàm lượng kim loại ở dạng siêu nhỏ như Fe, Ca, Mg,… và một số tạp chất khác. Khi sử dụng trực tiếp nguồn nước này thì cơ thể sẽ được cung cấp một lượng lớn vi khoáng. Đây cũng chính là nguy cơ làm xuất hiện thêm những chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể.

Nguồn nước tinh khiết chỉ chứa hai hợp chất hóa học cơ bản là hidro và oxy, chứ không lẫn thêm chất nào khác
Nguồn nước tinh khiết chỉ chứa hai hợp chất hóa học cơ bản là Hydro và Oxy, chứ không lẫn thêm chất nào khác

Vậy nước tinh khiết là gì? Nước tinh khiết là hợp chất hóa học của Hydro và Oxy. Tức là trong thành phần của nước chỉ có hai nguyên tố này, ngoài ra không hề lẫn thêm bất cứ chất nào khác. Độ pH của nước tinh khiết bằng 7, trong khi các loại nước thông thường có pH trong khoảng 6-8.5.

Nước tinh khiết được tạo ra nhờ máy lọc nước bằng công nghệ đặc biệt. Máy lọc nước tinh khiết có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn và ký sinh trùng có ở trong nước cũng như loại bỏ được các kim loại nặng. Thế nên, nước tinh khiết hoàn toàn khác với nước máy đun sôi, bởi đun sôi nước chỉ có thể tiêu diệt các vi sinh vật chứ không thể nào loại bỏ hoàn toàn những tạp chất trong nước.

Điểm cộng của nước tinh khiết là sau khi xử lý bằng công nghệ lọc, không lẫn tạp chất. Thế nhưng đây cũng chính là điều gây ra nhược điểm cho nước. Khi máy lọc loại bỏ được kim loại có hại cho cơ thể cũng sẽ kéo theo các vi khoáng cần thiết như Mg, Zn,… Do đó, khi sử dụng một thời gian dài, cơ thể có thể bị thiếu khoáng chất. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn nên lựa chọn một chiếc máy lọc nước tinh khiết có khả năng tạo khoáng. Từ đó bổ sung và đảm bảo sự cân bằng các vi lượng trong cơ thể.

Nước khoáng là gì?

Nước khoáng chứa hàm lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe
Nước khoáng chứa hàm lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe

Đây là loại nước uống có chứa hàm lượng lớn các chất khoáng như Ca, K, Na, Mg,…. Bởi vì trong nước khoáng chứa thêm khoáng chất nên cần phải sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng. Thông thường, những loại nước khoáng thiên nhiên có nồng độ khoáng vừa đủ nên rất tốt cho người trưởng thành và người có chức năng thận tốt. Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người thường xuyên chơi thể thao hay làm việc ngoài trời.

Nước tinh khiết và nước khoáng có gì giống nhau?

Nhiều người lầm tưởng nước khoáng và nước tinh khiết là một. Điều đó chỉ đúng một phần tương đối.

Nước tinh khiết và nước khoáng là loại nước an toàn để uống trực tiếp và đã được vô trùng, vô khuẩn
Nước tinh khiết và nước khoáng là loại nước an toàn để uống trực tiếp và đã được vô trùng, vô khuẩn

Nhìn chung, cả hai loại nước này đều là những loại nước an toàn và đủ tiêu chuẩn để uống trực tiếp, đã được vô khuẩn và vô trùng. Rõ hơn, nước khoáng và nước tinh khiết đều được sản xuất bằng công nghệ lọc tiên tiến, tạo ra nguồn nước sạch có thể uống ngay mà không cần phải đun sôi như nước máy. Đây là những loại nước đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt tiêu chuẩn sử dụng trên thị trường.

Giống nhau như vậy, nhiều người thường nhầm lẫn giữa nước khoáng và nước tinh khiết. Tuy nhiên, ở mỗi loại nước đều có nguồn gốc sản xuất, thành phần và công dụng khác nhau mà bạn cần phải lưu ý để sử dụng đúng cách.

Sự khác biệt giữa nước tinh khiết và nước khoáng

Nhiều người thường cho rằng, việc phân biệt nước khoáng, nước tinh khiết, thậm chí nước ion giàu kiềm không quan trọng, miễn sao đó là nước uống được. Đây là quan điểm chưa đúng nếu bạn muốn chăm sóc sức khỏe toàn diện. Bạn nên lựa chọn loại nước có thành phần, tính chất tốt và phù hợp với thể trạng của cơ thể. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa nước khoáng và nước tinh khiết mà bạn nên biết.

Khác nhau về nguồn gốc

Nước tinh khiết có thể được lấy từ bất kỳ nguồn nước nào, từ nước giếng, nước máy đến nước sông, nước sinh hoạt,… Qua công nghệ tiệt trùng và cơ chế lọc tiên tiến, những loại nước đó đều có thể trở thành nước tinh khiết. Thậm chí nguồn để tạo nước tinh khiết cũng có thể là nước ô nhiễm.

Nước tinh khiết có thể được lấy từ bất cứ nguồn nào, còn nước khoáng được lấy từ các mạch nước tích tụ sâu trong lòng đất
Nước tinh khiết có thể được lấy từ bất cứ nguồn nào, còn nước khoáng được lấy từ các mạch nước tích tụ sâu trong lòng đất

Còn nước khoáng là nguồn nước tích tụ sâu ở trong lòng đất, được lắng đọng qua nhiều tầng địa chất trong thời gian dài và giàu khoáng chất. Có thể nói, nước khoáng thiên nhiên là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho loài người.

Và để tìm thấy một nguồn nước khoáng thì khá khó khăn và kỳ công. Chính vì thế, nước khoáng được xem là một nguồn tài nguyên quan trọng. Và những đơn vị khai thác nguồn nước này thường phải đóng thuế khoáng sản khá cao.

Khác nhau về quy trình khai thác

Hiện nay, với công nghệ hiện đại, việc sản xuất nước trở nên đơn giản hơn nhiều. Từ nước giếng khoan cho đến nước máy, khi được đưa vào thiết bị lọc tạp chất, khử mùi và khử khuẩn, sau đó đem đi đóng chai. Việc xử lý nước tinh khiết phải trải qua nhiều công đoạn xử lý bao gồm lọc thô, lọc bằng màng vi lọc, công nghệ lọc RO, vô trùng bằng tia UV hoặc ozone.

Quá trình khai thác của nước khoáng và nước tinh khiết có đôi phần khác biệt nhau
Quá trình khai thác của nước khoáng và nước tinh khiết có đôi phần khác biệt nhau

Trong khi đó, quá trình sản xuất nước khoáng lại phức tạp hơn nhiều. Nước khoáng phải được lấy từ các nguồn nước sâu, trong các điều kiện đảm bảo độ sạch về vi sinh vật và thành phần của các chất. Đồng thời, nước phải đảm bảo không bị ô nhiễm hóa chất, vi sinh vật và không trải qua công đoạn xử lý hóa học.

Sau đó, nước được đóng chai theo hệ thống đường dẫn khép kín giúp đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh. Các công đoạn xử lý nước khoáng phải rất chặt chẽ để không làm mất hàm lượng chất khoáng có trong nước.

Khác nhau về giá trị

Một điểm khác nhau cơ bản giữa nước khoáng và nước tinh khiết chính là hàm lượng khoáng chất. Nước tinh khiết không chứa thành phần vi khoáng. Còn nước khoáng, do nằm trong các tầng địa chất đặc biệt nên có hàm lượng khoáng chất tốt. Hàm lượng này này tương đối ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới.

Trong khi nước tinh khiết không chứa các chất vi khoáng thì nước khoáng chứa hàm lượng khoáng chất tốt
Trong khi nước tinh khiết không chứa các chất vi khoáng thì nước khoáng chứa hàm lượng khoáng chất tốt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam vẫn còn thiếu khoảng 30 – 50% khoáng chất cần thiết. Thế nên, việc uống nước khoáng với hàm lượng thấp (chất rắn hoà tan TDS < 500 mg/lít) là giải pháp bổ sung khoáng hiệu quả. Nước khoáng không chỉ tốt mà còn an toàn cho sức khỏe để sử dụng mỗi ngày.

Khác biệt về công dụng

Nước tinh khiết chỉ cung cấp nước hàng ngày cho cơ thể, để giải khát, không có lợi và cũng không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài thì có thể làm cơ thể thiếu khoáng chất.

Uống nước tinh khiết chỉ để giải khát, còn uống nước khoáng thì cung cấp thêm nhiều khoáng chất và vi lượng
Uống nước tinh khiết chỉ để giải khát, còn uống nước khoáng thì cung cấp thêm nhiều khoáng chất và vi lượng

Trong khi đó, nước khoáng ngoài giải khát còn cung cấp thêm nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nước khoáng có thể dùng để chữa bệnh và làm đẹp. Hàm lượng các khoáng chất Ca, Zn, Na,… trong nước có lợi cho việc bồi bổ sức khỏe cho người già, phụ nữ có thai hay người chơi thể thao.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh suy thận, cao huyết áp hay mắc hội chứng thần kinh. Thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng nước khoáng có độ kiềm cao thay cho nước lọc thông thường. Dù có giá trị cao hơn nhưng nước khoáng không thể thay thế hoàn toàn nước tinh khiết.

Phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết

Vậy làm thế nào để phân biệt khi không có biết nguồn gốc, quy trình sản xuất cũng như thành phần của mỗi loại nước? Đơn giản, bạn có thể dễ dàng cảm nhận sự khác biệt của nước khoáng và nước tinh khiết bằng vị giác và thị giác.

  • Phân biệt bằng vị giác: Nước khoáng khi uống sẽ cho cảm giác mặn mặn, ngọt ngọt và tê tê nơi đầu lưỡi của khoáng chất, và cảm giác mát của hàm lượng CO2. Trong khi đó, nước tinh khiết lại không mùi, không vị. Lưu ý là đọc kỹ nhãn mác khi mua để không bị nhầm nước uống đóng chai và nước khoáng thiên nhiên. Hiện nay, nước khoáng có hai loại là hàm lượng cao và hàm lượng thấp. Một số loại nước khoáng nặng được lọc để làm giảm nhẹ hàm lượng khoáng dùng hàng ngày.
Phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết qua thị giác sẽ thấy sự khác nhau về hiện tượng bọt tăm và hạt khí
Phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết qua thị giác sẽ thấy sự khác nhau về hiện tượng bọt tăm và hạt khí
  • Phân biệt bằng thị giác: Cả hai loại nước đều cho độ trong, không màu sắc. Tuy nhiên, nước khoáng khi lắc nhẹ sẽ thấy có hạt khí nhỏ, rót ra cốc thì sẽ thấy sủi tắm. Còn với nước tinh khiết, nước suối ít khoáng thì không có hiện tượng bọt tăm, hạt khí.

Nên uống nước khoáng hay nước tinh khiết?

Vậy nước khoáng và nước tinh khiết cái nào tốt hơn? Việc cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước chứa các thành phần có hại thì sẽ gây tác dụng ngược cho cơ thể. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần của nước trước khi uống bất cứ loại nước nào.

Nước tinh khiết

Như đã biết, nước tinh khiết là loại nước đã được lọc sạch, loại bỏ hoàn toàn tạp chất và chất độc nhưng không chứa chất khoáng. Thế nên, uống nước tinh khiết mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bị thiếu khoáng chất. Việc cung cấp vi khoáng không chỉ đến từ những bữa ăn hàng ngày mà còn từ nguồn nước. Tuy nhiên, đây là loại nước tốt nhất để uống thuốc Tây bởi vì không làm ảnh hưởng đến thành phần cũng như tác dụng của thuốc.

Nên dùng nước tinh khiết để uống thuốc Tây
Nên dùng nước tinh khiết để uống thuốc Tây

Nước khoáng

Nước khoáng thì được tạo ra từ hệ thống lọc nước tinh khiết công nghệ lọc nước Nano và UF chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Thế nhưng, hiện nay trên thị trường, các loại nước khoáng đóng chai vẫn chưa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Bởi vì dễ bị nhiễm chất độc từ chai nhựa qua quá trình vận chuyển, nước bị va đập hay tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh cao huyết áp, có vấn đề thần kinh thì được khuyến cáo nên dùng nước khoáng với hàm lượng cho phép.

Như vậy, nước tinh khiết và nước khoáng đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể lựa chọn sử dụng 2 loại nước này theo nhu cầu ở từng thời điểm cụ thể. Mặt khác, nếu bạn muốn tìm một loại nước uống có thể hội tụ ưu điểm của cả nước khoáng và nước tinh khiết đồng thời khắc phục được khuyết điểm của chúng, nước ion kiềm chính là nguồn nước lý tưởng dành cho bạn.

Nước ion kiềm vừa có ưu điểm của nước tinh khiết và nước khoáng vừa có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe khác
Nước ion kiềm vừa có ưu điểm của nước tinh khiết và nước khoáng vừa có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe khác

Nước ion kiềm là loại nước được sản xuất từ máy lọc nước điện giải qua 2 quá trình: lọc sạch, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng có hại trong nguồn nước đầu vào và điện phân tách nước thành các ion H+ và OH- để cho ra đời nguồn nước ion kiềm điện giải có nhiều ưu điểm vượt trội. Một số đặc tính của nước ion kiềm như giàu khoáng chất tự nhiên, có hàm lượng Hydrogen cao, có tính kiềm tự nhiên như rau xanh và phân tử nước siêu nhỏ.

Nếu bạn vẫn còn giữ quan điểm “chỉ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể là được, không quan trọng loại nước nào”. Vậy thì bài viết này đã chỉ rõ sự khác biệt giữa nước khoáng và nước tinh khiết. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn đã có thể lựa chọn được loại nước chứa thành phần tốt, tính chất tốt và phù hợp với thể trạng của cơ thể, từ đó chăm sóc và đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Nếu muốn biết thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe khác, bạn hãy truy cập vào website: vitamia.com.vn nhé.

Bài viết liên quan